Home / Pháp luật / Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp nào?

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp nào?

Những cơ quan nào, ai có quyền kiểm soát thư tín điện thoại điện tín của cá nhân? Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát, thư tín, điện thoại, điện tín, khi nào?

Ai có quyền kiểm soát thư tín điện thoại điện tín của cá nhân?

Tại điều 21 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có quy định cụ thể: “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt việc kiểm tra các dữ liệu điện tử của người khác vẫn được thực hiện nhằm phục vụ cho quá trình điều tra tội phạm, việc kiểm tra, thu giữ và bảo quản các loại tài liệu điện tử của các nhận cũng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

1. Ai có quyền kiểm soát thư tín điện thoại điện tín của cá nhân?

– Trả lời: Cá nhân, tổ chức có quyền kiểm tra thư tín, điện thoại, điện tín của người khác bao gồm Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

1.1. Nhiệm vụ / quyền hạn khi kiểm tra, thu giữ điện tín, dữ liệu điện tử

– Trường hợp được khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp nào? Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát, thư tín, điện thoại, điện tín khi có căn cứ để nhận định trong dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét.

Ai có quyền kiểm soát thư tín điện thoại điện tín của cá nhân?

Ai có quyền kiểm soát thư tín điện thoại điện tín của cá nhân?

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

“Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử”.

– Trường hợp cơ quan chức năng được thu giữ thư tín, điện tín, dữ liệu điện tử

Các trường hợp cơ quan chức năng có quyền thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông được quy định cụ thể ở điều 197 bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật

( Quá trình thu giữ tài liệu điện tử được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật – Ảnh minh họa )

“Điều 197. Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông

1. Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

2. Trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc thu giữ để xét phê chuẩn.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh thu giữ phải trả lại ngay cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, đồng thời thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết.

3. Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan trước khi tiến hành thu giữ. Người quản lý cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan phải tạo điều kiện để người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.

Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.

Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay”.

1.2. Trách nhiệm bảo quản dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín của cá nhân

– Trách nhiệm bảo quản dữ liệu điện tử, điện tín, điện thoại cá nhân

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp nào

( Cơ quan chức năng phải có trách nhiệm bảo quản dữ liệu điện tử của cá nhân – Ảnh minh họa )

Căn cứ pháp lý: Điều 199 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

“Điều 199. Trách nhiệm bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong

1. Phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bảo quản nguyên vẹn.

2. Người nào phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự”.

– Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong khám xét, thu giữ, tạm giữ thư tín, điện tín

Căn cứ pháp lý: Khoản 4, điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

“Điều 165. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

4. Phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định tố tụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này; hủy bỏ các quyết định tố tụng không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trường hợp không phê chuẩn hoặc hủy bỏ thì trong quyết định không phê chuẩn hoặc hủy bỏ phải nêu rõ lý do”.

Như vậy, viện kiểm sát trong quá trình thực hành quyền công tố của mình ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự cũng có quyền phê chuẩn việc tạm giữ, thu giữ các dữ liệu điện tử của cá nhân nhằm phục vụ cho quá trình điều tra vụ án được rõ ràng.

cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát, thư tín, điện thoại, điện tín

Nói chung, việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt trong điều tra vụ án hình sự, còn các trường hợp dân sự khác thì không ai có quyền kiểm tra, thu giữ tài liệu điện tử của bạn, trừ một số trường hợp có quy định, luật khác có quy định cụ thể.

Ví dụ: Nếu công an bắt quả tang tội phạm ăn trộm, hoặc bắt cướp, hoặc bạn vi phạm giao thông đường bộ, hoặc bạn giết người đi chăng nữa… Thì công an cũng không có quyền kiểm tra điện thoại, các dữ liệu điện tử của bạn ngày lúc đó, mà phải chờ đến giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án và có quyết định bằng văn bản thì mới có quyền kiểm tra điện thoại của bạn.

2. Tội xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác bị phạt bao nhiêu năm tù?

2.1. Hình phạt của tội xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân

Theo quy định ở bộ luật hình sự thì tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác có mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 20 triệu đồng, và mức phạt cao nhất lên đến 3 năm tù giam.

“Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

đ) Làm nạn nhân tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

2.2. Thế nào là xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác?

– Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính là làm cho thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính không đến với người nhận bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như: dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lén lút, gian dối, bội tín, công nhiên…

– Hành vi cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông: Hành vi này rất đa dạng về cách thức thực hiện như tiêu huỷ thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính của người khác.v.v

– Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật: Việc nghe hoặc ghi âm điện thoại liên quan đến quyền riêng tư của cá nhân về thông tin. Tuy nhiên cần lưu ý đây là trường hợp pháp luật quy định một cách rõ ràng trường hợp nào thì được nghe, trường hợp nào thì không được nghe chứ không tùy tiện áp đặt vào thực tế trong mọi trường hợp việc nghe hoặc ghi âm cuộc đàm thoại vì mọi mục đích đều là trái pháp luật.

– Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật: Điều này thể hiện bằng hành vi tự lý lục lọi, xem xét và giữ thư tín, điện tín trong các trường hợp không được pháp luật cho phép.

– Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác: Bao gồm các hành vi khác mà nhà làm luật chưa mô tả trong cấu thành tội phạm kể trên.

– Tìm hiểu thêm: Ai có quyền kiểm tra tài khoản ngân hàng?

5/5 - (7 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789