Home / Pháp luật / 10 cá nhân, tổ chức có quyền kiểm tra tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng

10 cá nhân, tổ chức có quyền kiểm tra tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng

Theo pháp luật hiện nay thì những ai có quyền kiểm tra tài khoản ngân hàng của cá nhân và công ty? Trường hợp nào thì công an được quyền kiểm tra thông tin tài khoản ngân hàng của người khác? Cơ quan thuế có được quyền kiểm tra thông tin số dư trong tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp không? Dưới đây, công ty thám tử Hoàn Cầu sẽ giải đáp các bạn chi tiết.

Những ai có quyền kiểm tra tài khoản ngân hàng người khác?

Những ai có quyền kiểm tra tài khoản ngân hàng và các tổ chức tín dụng?

Theo quy định thì ngân hàng có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ thông tin chủ tài khoản cũng như các thông tin của tài khoản, tất cả các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đều không được phép cung cấp thông tin cho người khác, trừ những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 2, điều 4 của nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định rõ: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân hàng bao gồm mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập của khách hàng, thông tin xác thực khách hàng khác cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng đó”.

I. Những ai có quyền kiểm tra tài khoản ngân hàng của người khác?

Theo quy định tại điều 10 của nghị định 117/2018/NĐ-CP thì các cá nhân sau có thẩm quyền ký văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin:

1. Bộ phận thanh tra

Trong bộ phận thanh tra thì những cá nhân sau đây có thẩm quyền ký văn bản yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin: “Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra bộ; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra; thành viên đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra”. ( Khoản 1, điều 10 nghị định 117/2018/NĐ-CP )

2. Bộ phận kiểm toán

Những cá nhân, tổ chức của bộ phận kiểm toán có thẩm quyền ký văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin: “Tổng Kiểm toán nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực, Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước”. ( Khoản 2, điều 10 nghị định 117/2018/NĐ-CP )

3. Viện kiểm sát nhân dân

Những cá nhân, tổ chức của bộ phận kiểm sát có thẩm quyền ký văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin: “Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp theo quy định của pháp luật về kiểm sát nhân dân”. ( Khoản 3, điều 10 nghị định 117/2018/NĐ-CP )

4. Bộ phận tòa án

Những cá nhân, tổ chức của bộ phận Tòa án có thẩm quyền ký văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin: “Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo quy định của pháp luật về tòa án”. ( Khoản 4, điều 10 nghị định 117/2018/NĐ-CP )

5. Cơ quan điều tra

Những cá nhân, tổ chức của bộ phận cơ quan điều tra có thẩm quyền ký văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin: “Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, điều tra viên các cơ quan điều tra trong hệ thống cơ quan điều tra; cấp trưởng, cấp phó các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về cơ quan điều tra hình sự”. ( Khoản 5, điều 10 nghị định 117/2018/NĐ-CP )

6. Công an, quân đội nhân dân

Những cá nhân, tổ chức của bộ phận công an nhân dân, quân đội nhân dân có thẩm quyền ký văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin: “Cấp trưởng, cấp phó các đơn vị nghiệp vụ trong công an nhân dân, quân đội nhân dân theo thẩm quyền quy định của pháp luật về công an nhân dân, quân đội nhân dân”. ( Khoản 6, điều 10 nghị định 117/2018/NĐ-CP )

7. Cơ quan thi hành án

Những cá nhân, tổ chức của cơ quan thi hành án có thẩm quyền ký văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin: “Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan thi hành án, chấp hành viên đang tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án”. ( Khoản 7, điều 10 nghị định 117/2018/NĐ-CP )

8. Cục Hải quan

Những cá nhân, tổ chức của bộ phận Hải quan có thẩm quyền ký văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin: “Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật về hải quan”. ( Khoản 8, điều 10 nghị định 117/2018/NĐ-CP )

9. Chi cục Thuế

Những cá nhân, tổ chức của bộ phận Thuế có thẩm quyền ký văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin: “Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế; Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Thuế; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”. ( Khoản 9, điều 10 nghị định 117/2018/NĐ-CP )

10. Các cá nhân khác

Ngoài những cá nhân, tổ chức trên ra thì những Cá nhân khác của cơ quan nhà nước được pháp luật có liên quan quy định có thẩm quyền ký văn bản của cơ quan nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng. ( Khoản 10, điều 10 nghị định 117/2018/NĐ-CP )

Những ai có quyền kiểm tra tài khoản ngân hàng người khác?

( Những ai có quyền kiểm tra tài khoản ngân hàng người khác? Những cá nhân, tổ chức theo quy định của nghị định 117/2018/NĐ-CP – Ảnh minh họa )

Trên đây là 10 tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ký văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng. Tuy nhiên, không phải các cá nhân, tổ chức nêu trên muốn kiểm tra là kiểm tra, việc kiểm tra chỉ được thực hiện trong những trường hợp dưới đây.

II. Những trường hợp yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp thông tin:

Để tránh việc tùy tiện kiểm tra thông tin, chính phủ quy định chỉ những trường hợp cần thiết thì mới có quyền kiểm tra thông tin tài khoản ngân hàng của người khác.

Điều 11, nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

“Điều 11. Các trường hợp cung cấp thông tin khách hàng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức khác, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng được quy định cụ thể tại bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.

b) Có chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin khách hàng cho chính khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó”.

Như vậy, trên đây là những trường hợp mà các tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải cung cấp thông tin khách hàng cho các cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trong những trường hợp trên, các cá nhân, tổ chức muốn kiểm tra thông tin tài khoản ngân hàng của cá nhân, doanh nghiệp thì cũng phải tuân thủ quy trình và thủ tục nhất định của pháp luật. Dưới đây là trình tự, thủ tục yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng cung cấp thông tin.

III. Trình tự, thủ tục yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp thông tin:

Theo quy định tại điều 8, nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

“Điều 8. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin khách hàng

1. Khi cần thông tin khách hàng, cơ quan nhà nước gửi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng theo quy định tại Nghị định này.

2. Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện như sau:

a) Trường hợp hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng đầy đủ theo quy định tại Nghị định này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu thập và cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan nhà nước theo đúng yêu cầu và thời hạn quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Trường hợp cung cấp trực tiếp cho người đại diện của cơ quan nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải yêu cầu người đại diện xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu khớp đúng với văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng trước khi giao nhận thông tin khách hàng;

b) Trường hợp hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng chưa đầy đủ theo quy định tại Nghị định này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu cơ quan nhà nước hoặc người đại diện bổ sung đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết theo đúng quy định tại Nghị định này.

3. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin khách hàng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này hoặc chậm cung cấp thông tin khách hàng do nguyên nhân bất khả kháng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có văn bản thông báo gửi cơ quan nhà nước trong đó nêu rõ lý do từ chối hoặc chậm cung cấp thông tin khách hàng”.

Như vậy, trong trường hợp mà cá cá nhân, tổ chức yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng mà đủ hồ sơ theo quy định thì buộc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải cung cấp thông tin cho các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.

IV. Hồ sơ yêu cầu tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin:

Tại điều 9, nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

“Điều 9. Hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng

1. Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng do cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này ký và có nội dung sau đây:

a) Căn cứ pháp lý cụ thể quy định thẩm quyền được yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng;

b) Lý do, mục đích yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng trong đó nêu rõ mối liên quan của khách hàng với mục đích yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng;

c) Nội dung, phạm vi thông tin khách hàng, thời hạn cung cấp;

d) Hình thức yêu cầu, cung cấp thông tin khách hàng; hình thức văn bản cung cấp thông tin (bản sao, bản in, bản mềm và các hình thức khác theo quy định của pháp luật);

đ) Họ và tên; số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu; địa chỉ, số điện thoại của người đại diện nhận thông tin khách hàng đối với trường hợp cung cấp thông tin theo phương thức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định này;

e) Nội dung yêu cầu khác (nếu có).

2. Tài liệu do cấp có thẩm quyền ban hành và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan để chứng minh lý do, mục đích yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng (quyết định thanh tra, quyết định kiểm tra, quyết định kiểm toán, quyết định khởi tố, bản án, quyết định thi hành án, quyết định truy tố, quyết định cưỡng chế, quyết định xử phạt vi phạm hoặc văn bản tương đương khác).

3. Tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng đối với yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng của cơ quan nhà nước cho mục đích thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ phục vụ công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; bảo vệ an ninh quốc gia; phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định”.

Như vậy, trên đây là giải đáp các bạn câu hỏi những ai có quyền kiểm tra tài khoản ngân hàng người khác? Các điều kiện và trình tự cũng như hồ sơ yêu cầu tra chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng cụ thể, hy vọng sẽ giải đáp được câu hỏi và thắc mắc của các bạn. Nếu thấy bài viết hữu ích vui lòng đánh giá 5 sao cho bài viết này.

Tin tức liên quan khác:

Tra cứu thông tin chủ nhân số tài khoản ngân hàng

Sao kê lịch sử giao dịch của người khác ở ngân hàng

Tìm số điện thoại người khác qua tài khoản ngân hàng

Cách lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm ngân hàng

5/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789