Home / Pháp luật / Ai có thẩm quyền ra lệnh phong toả tài khoản ngân hàng người khác?

Ai có thẩm quyền ra lệnh phong toả tài khoản ngân hàng người khác?

Những ai có quyền phong toả tài khoản ngân hàng của người khác? Thẩm quyền phong tỏa tài khoản ngân hàng thuộc về cơ quan nào? Biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng để làm gì, và được thực hiện như thế nào? Việc phong tỏa tài khoản chấm dứt khi nào? Dưới đây, trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam sẽ giáp đáp các bạn cụ thể.

Biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng

Vấn đề phong tỏa tài khoản ngân hàng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp là một trong những vấn đề có tính nhạy cảm, nó liên quan đến tài sản của chủ tài khoản, do vậy việc kiểm tra cũng như phong tỏa phải tuân thủ theo những quy định, thẩm quyền nhất định.

Ai có quyền phong toả tài khoản ngân hàng của người khác?

Căn cứ pháp luật tại điều 5 thông tư liên tịch hướng dẫn việc phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra của ngân hàng nhà nước ( Thông tư liên tịch Số: 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN ) quy định cụ thể như sau:

Điều 5. Thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản

1. Trưởng đoàn thanh tra hành chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành.

2. Người ra quyết định thanh tra hành chính, người ra quyết định thanh tra chuyên ngành.

Như vậy, những người có quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng bao gồm: Trưởng đoàn thanh tra hành chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, người ra quyết định thanh tra hành chính, người ra quyết định thanh tra chuyên ngành.

Những ai có quyền phong toả tài khoản ngân hàng của người khác?

Các cá nhân này có thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng được áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (gọi chung là tổ chức tín dụng)

1. Lệnh phong tỏa tài sản ở ngân hàng được thực hiện khi nào?

Khi có các căn cứ cụ thể liên quan đến vụ việc thì người có thẩm quyền có thể ra quyết định, yêu cầu phong tỏa tài khoản. Vấn đề này được quy định chi tiết, cụ thể tại điều 6 của Thông tư liên tịch Số: 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN như sau:

Điều 6. Căn cứ để yêu cầu phong tỏa tài khoản

1. Đối tượng thanh tra có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bao gồm:

a) Thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện giao dịch chuyển tiền qua tài khoản khác với thông tin không rõ ràng về mục đích, nội dung, người nhận;

b) Có dấu hiệu chuyển dịch quyền sở hữu, sử dụng, cho tặng, thế chấp, cầm cố, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản;

c) Có hành vi làm sai lệch hồ sơ, sổ sách kế toán.

Như vậy, lệnh phong tỏa tài sản ở ngân hàng được thực hiện khi đối tượng của quá trình thanh tra có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bao gồm thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện giao dịch chuyển tiền qua tài khoản khác, có dấu hiệu chuyển quyền sở hữu, cho tặng, thế chấp, cầm cố, hủy hoại, có hành vi làm sai lệch hồ sơ, sổ sách kế toán.

2. Thủ tục, quy trình yêu cầu phong toả tài khoản ngân hàng

Căn cứ pháp lý tại điều 7 Thông tư liên tịch Số: 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN quy định thủ tục, trình tự như sau:

“Điều 7. Thủ tục yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản

1. Người có thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản gửi Quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản và đối tượng thanh tra.

2. Quyết định phong tỏa tài khoản phải do người có thẩm quyền được quy định tại Điều 5 Thông tư này ký và đóng dấu của cơ quan ra quyết định thanh tra. Quyết định phong tỏa tài khoản phải nêu rõ số tài khoản phong tỏa, mục đích phong tỏa; tên tài khoản bị phong tỏa; phạm vi phong tỏa; số tiền phong tỏa; thời điểm bắt đầu phong tỏa, thời gian phong tỏa; trách nhiệm thực hiện của tổ chức tín dụng và các thông tin khác (nếu có).

Quyết định phong tỏa tài khoản thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này”.

Thủ tục, quy trình yêu cầu phong toả tài khoản ngân hàng được thực hiện như sau:

– Bước 1: Ra quyết định / yêu cầu phong tỏa tài khoản

Trước tiên, người có thẩm quyền ra quyết định phong tỏa tài khoản ngân hàng, đồng thời đóng dấu của cơ quan ra quyết đinh này. Trong quyết định này phải có những nội dung sau đây:

+ Ghi rõ tên, số tài khoản phong tỏa

+ Ghi rõ mục đích phong tỏa

+ Ghi rõ phạm vi phong tỏa

+ Ghi rõ số tiền phong tỏa

+ Ghi rõ thời điểm, thời gian phong tỏa

+ Ghi rõ trách nhiệm thực hiện của tổ chức tín dụng và các thông tin khác (nếu có).

– Bước 2: Gửi quyết định / yêu cầu đến ngân hàng

Sau khi ra quyết định / yêu cầu đúng theo mẫu số 1 tại Thông tư liên tịch Số: 07/2015/TTLT-TTCP-NHNN thì gửi đến tổ chức tín dụng, nơi đối tượng có mở tài khoản, hoặc nơi đối tượng thanh tra, tài sản ở tổ chức tín dụng đó.

Cơ quan có thầm quyền ra quyết định / yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng bằng nhiều hình thức khác nhau như: Gửi trực tiếp tại trụ sở các ngân hàng, tổ chức tín dụng, hoặc gửi tại các chi nhánh, hoặc gửi qua đường bưu điện, hoặc gửi qua thư điện tử ( nếu có ).

– Bước 3: Ngân hàng phong tỏa tài khoản theo yêu cầu

Sau khi nhận được yêu cầu / quyết định phong tỏa tài khoản ngân hàng của cơ quan có thẩm quyền, các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ kiểm tra tính hợp lệ của quyết định / yêu cầu đó.

Nếu như yêu cầu / quyết định đó đúng quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền… Thì tổ chức tín dụng sẽ tiến hành lệnh phong tỏa tài khoản đó, đồng thời thực hiện một số yêu cầu khác của cơ quan có thẩm quyền ( nếu có )

Nếu như yêu cầu / quyết định đó sai thẩm quyền, sai quy định của pháp luật, sai về hình thức… Thì tổ chức tín dụng sẽ trả lại cho cơ quan đó và yêu cầu bổ xung, thay thế hoặc một số yêu cầu khác…

3. Việc phong tỏa tài khoản ngân hàng chấm dứt khi nào?

“Điều 9. Hủy Quyết định phong tỏa tài khoản

1. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi đối tượng thanh tra thực hiện đầy đủ quyết định thu hồi tiền, tài sản hoặc những căn cứ để ra Quyết định phong tỏa tài khoản không còn nữa, người có thẩm quyền ra Quyết định phong tỏa tài khoản có trách nhiệm hủy Quyết định phong tỏa tài khoản. Quyết định hủy phong tỏa tài khoản phải được gửi tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản bị phong tỏa và đối tượng thanh tra.

2. Tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phải thực hiện hủy phong tỏa tài khoản ngay khi nhận được Quyết định hủy phong tỏa tài khoản của người có thẩm quyền, đồng thời thông báo việc hủy Quyết định phong tỏa tài khoản cho chủ tài khoản.

Quyết định hủy phong tỏa tài khoản thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này”.

Như vậy, việc phong tỏa tài khoản chấm dứt trong thời gian 3 ngày kể từ thời điểm đã thực hiện đầy đủ quyết định thu hồi tiền, tài sản hoặc những căn cứ để ra Quyết định phong tỏa tài khoản không còn nữa thì quyết định / yêu cầu đó sẽ bị chấm dứt, không còn nữa.

Thẩm quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng người khác

( Những ai có quyền phong toả tài khoản ngân hàng của người khác? Ảnh minh họa )

– Quyết định / yêu cầu chấm dứt việc phong tỏa tài khoản ngân hàng phải do cơ quan, cá nhân gửi yêu cầu / quyết định thực hiện, sau đó gửi quyết định / yêu cầu hủy phong tỏa tài khoản này đến tổ chức tín dụng nêu trên.

– Tổ chức tín dụng sau khi nhận được quyết định / yêu cầu hủy phong tỏa tài khoản thì có trách nhiệm thực hiện ngay lập tức theo các điều, khoản của quyết định.

– Khi thực hiện lệnh phong tỏa / hủy phong tỏa tài khoản thì tổ chức tín dụng đó phải thông báo cho chủ sở hữu tài khoản và cơ quan ra quyết định biết việc này.

4. Nguyên tắc khi thực hiện việc phong tỏa tài khoản ngân hàng

– Thứ nhất, phong tỏa tài khoản phải đúng thẩm quyền, đúng đối tượng. Nghĩa là, người ra quyết định, hoặc yêu cầu các ngân hàng phong tỏa một tài khoản nào đó thì phải đúng thẩm quyền của mình, đồng thời điều tra tài khoản nào thì phong tỏa tài khoản đó, không được phong tỏa sai loại tai khoản, cũng như lạm dụng chức vụ quyền hạn để ra lệnh phong tỏa trái quy định pháp luật.

– Thứ 2, quá trình phong tỏa tài khoản phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng. Nghĩa là, quá trình phong tỏa tài khoản nhưng phải đảm bảo các quyền, lợi cho hợp pháp của tài khoản, không được lạm dụng việc này để gây ra những khó khăn cho chủ tài khoản, làm thất thoát, mất mát…

– Thứ 3, việc phong tỏa tài khoản chỉ được thực hiện khi có các dấu hiệu chủ tài khoản đang thực hiện các giao dịch để tẩu tán tài sản, hoặc các dấu hiệu khác gây khó khăn cho việc thu hồi tài sản…

– Thứ 4, chỉ phong tỏa các loại tài khoản dùng để thanh toán của đối tượng. ( Tài khoản bị phong tỏa là tài khoản thanh toán của đối tượng thanh tra mở tại tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng )

– Thứ 5, văn bản yêu cầu phong tỏa tài khoản phải được thực hiện bằng hình thức quyết định. Nghĩa là, văn bản là một quyết định, chứ không phải là thông báo / quy định / chỉ định…. Khi văn bản được thể hiện là quyết đinh thì nó mang tính bắt buộc, do đó các ngân hàng, tổ chức tín dụng phải thực hiện quyết định đó.

5. Tài khoản ngân hàng bị phong tỏa có nhận được tiền không?

– Trả lời: Tài khoản ngân hàng bị phong tỏa sẽ nhận lại được tiền sau khi có quyết định / yêu cầu hủy bỏ lệnh phong tỏa của cơ quan chức năng có thẩm quyền, số tiền lấy lại được là số tiền ban đầu, trừ đi số tiền đã bị thu hồi, khấu trừ trước đó.

Ví dụ: Trong tài khoản của người khác trước khi bị phong tỏa còn 10 tỷ, sau khi cơ quan chức năng thực hiện lệnh phong tỏa để thu hồi số tiền, tài sản của người đó trị giá 5 tỷ vào mục đích của việc phong tỏa, thì sau khi có quyết định hủy lệnh phong tỏa thì người đó có thể lấy lại, và số tiền nhận lại chỉ còn 5 tỷ.

Nói chung, việc phong tỏa tài khoản ngân hàng thường được thực hiện trong những trường hợp điều tra trong tố tụng hình sự, các tội phạm nghiêm trọng như tham nhũng, lừa đảo, rửa tiền, buôn bán ma túy, hoặc các tranh chấp khác khi có yêu cầu phong tỏa của cơ quan chức năng…

Như vậy, trên đây là giải đáp vấn đề những cơ quan nào có thẩm quyền, ai có quyền phong toả tài khoản ngân hàng của người khác, và một số vấn đề liên quan, hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn chính xác nhất về vấn đề này. Chúc các bạn thành công!

Tin tức pháp luật liên quan khác:

Những ai có quyền kiểm tra tài khoản ngân hàng của người khác?

Bị lừa đảo chuyển tiền qua internet banking có lấy lại được không?

Chuyển đúng số tài khoản người nhận nhưng sai tên người nhận

Cách lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm cho người khác đúng luật

Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội Facebook, Zalo

Làm sao biết tên, số tài khoản của ai đã chuyển tiền cho mình?

Tra cứu, tìm kiếm thông tin chủ nhân số tài khoản ngân hàng

Dịch vụ sao kê lịch sử chuyển tiền, nhận tiền, rút tiền, nộp tiền

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789