Home / Pháp luật / Cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?

Cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?

Ai có quyền ra lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ tội phạm? Cơ quan nào không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam? Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào? Căn cứ bắt bị can để tạm giam cụ thể như thế nào? Dưới đây, trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam sẽ giải đáp các bạn một cách chính xác nhất theo quy định của pháp luật.

Ai có quyền ra lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giam khi có căn cứ tội phạm

Vấn đề bắt người, bị can, bị cáo để tạm giam là một trong những vấn đề có liên quan đến quyền con người, do đó nếu như các cơ quan chức năng nếu thực hiện không đúng thì sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, và nếu như công dân không có hiểu biết chính xác vấn đề này cũng có thể bị mất quyền của mình. Do vậy, công dân cần tìm hiểu chính xác vấn đề này để tránh bị bắt bớ vô cớ trái quy định pháp luật.

Ai có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ phạm tội?

Căn cứ pháp lý tại điều 113 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể những người có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam như sau:

“Điều 113. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã”.

Như vậy, người có quyền ra lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giam bao gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện VKSQS các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Ai có quyền ra lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giam khi có căn cứ tội phạm

Từ khi ra lệnh, cho tới khi tiến hành bắt giữ người đều phải tuân thủ những quy định, cũng như những trinh tự cụ thể theo quy định của pháp luật. Dưới đây là một số lưu ý, quy định, trinh tự, thủ tục bắt giữ người.

1. Một số lưu ý, quy định khi ra lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giam

– Thời gian bắt bị can, bị cáo

Quá trình bắt bị can bị cáo để tạm giam không được tiến hành vào ban đêm, trừ các trường hợp mà người đó phạm tội quả tang, hoặc các đối tượng phạm tội đang bị truy nã thì mới được bắt giữ người vào ban đêm ( Theo khoản 3 điều 113 bộ luật tố tụng hình sự 2015 )

– Nội dung của lệnh bắt người

Trong lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giam phải “ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt người cụ thể, và các nội khác như: Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng; Căn cứ ban hành văn bản tố tụng; Nội dung của văn bản tố tụng; Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu” ( khoản 2 điều 113, và khoản 2 điều 132 bộ luật tố tụng hình sự 2015 )

– Lệnh bắt người phải được VKS phê chuẩn

Trong trường hợp người ra lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giam là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp ra thì phải được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn trước khi tiến hành, nếu như VKS cùng cấp chưa phê chuẩn thì lệnh đó chưa được hiệu lực, do đó người thực thi chưa được tiến hành bắt giữ người ( Khoản 1 điêu 113 bộ luật tố tụng hình sự 2015 )

– Trước khi bắt người phải đọc lệnh 

Thi thực hiện lệnh bắt bị can, bị cáo người thi hành phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt hiểu rõ ( Căn cứ khoản 2 điều 113 bộ luật tố tụng hình sự 2015 )

– Bắt người phải có người chứng kiến

+ Khi người thực hiện, tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú thì phải có đại diện chính quyền địa phương nơi người đó cứ trú, và người khác chứng kiến. ( Căn cứ khoản 2 điều 113 bộ luật tố tụng hình sự 2015 )

+ Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập thì phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. ( Căn cứ khoản 2 điều 113 bộ luật tố tụng hình sự 2015 )

+ Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính địa phương nơi tiến hành bắt người. ( Căn cứ khoản 2 điều 113 bộ luật tố tụng hình sự 2015 )

2. Pháp luật quy định những cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo?

Pháp luật quy định vấn đề này tại bộ luật tố tụng hình sự và bộ luật hình sự, cụ thể là các cơ quan điều tra tiến hành tố tụng, cơ quan điều tra của công an nhân dân, và cơ quan điều tra hình sự trực thuộc bộ quốc phòng có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

Trong 3 cơ quan này thì sẽ được chia thành nhiều cơ nhỏ khác nhau, cụ thể:

– Cơ quan điều tra tiến hành tố tụng

Trong này có rất nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau, chỉ những cơ quan do bộ luật hình sự Việt Nam quy định như là tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo và tiến hành điều tra tất cả các tội phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn quản lý, hoặc theo thẩm quyền giải quyết của mình.

– Cơ quan điều tra của công an nhân dân

Cơ quan cảnh sát điều tra thuộc bộ công an, cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh, cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan an ninh điều tra của Bộ công an, cơ quan an ninh điều tra các cấp theo thẩm quyền

– Cơ quan điều tra hình sự trực thuộc bộ quốc phòng

Có các cơ quan an ninh điều tra quân khu, và các cấp tương đương theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành.

Pháp luật quy định những cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo?

Như vậy, chỉ có những cơ quan mà bộ luật tố tụng hình sự và bộ luật hình sự quy định cụ thể mới có thẩm quyền tiến hành bắt bị can, bị cáo để tạm giam, ngoài ra không có bất kỳ một cơ quan nào khác có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân các cấp không có quyền ra lệnh bắt người.

3. Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào?

Căn cứ theo bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp sau đây: Giữ người để ngăn chặn, giữ người trong trường hợp khẩn cấp, ra lệnh bắt người phạm tội quả tang, và ra lệnh bắt người đang bị truy nã.

– Bắt người để ngăn chặn

Bắt người để ngăn chặn trong trường hợp tội phạm có thể gây ra những khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử… Những trường hợp mà tội phạm có thể gây ra khó khăn cho việc điều tra thì cơ quan, người có thẩm có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam đối tượng. ( Khoản 1 điều 109 bộ luật tố tụng hình sự 2015 )

Ví dụ: bắt người khẩn cấp khi người này chuẩn bị xuất cảnh ra nước ngoài.

– Giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Giữ người khẩn cấp là trường hợp khi có đủ căn cứ sau đây:

Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp ( bộ luật tố tụng hình sự 2015 )

1. Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:

a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Ví dụ: Thấy một người đang cầm dao, mặt mày dữ tợn, vừa đi vừa chửi bới, đe dọa sẽ chém chết cả nhà… Thì lúc này, có căn cứ người này chuẩn bị giết người ( chuẩn bị phạm tội nghiêm trọng ) thì cơ quan có thẩm quyền có quyền giữ người khẩn cấp để ngăn chặn anh ta có thể giết người.

– Bắt người phạm tội quả tang

Căn cứ để bắt người phạm tội quả tang tại điều 111 bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:

“Điều 111. Bắt người phạm tội quả tang

1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt”.

Ví dụ: Một người vừa mới thực hiện hành vi giết người, hoặc cướp tài sản… Mà bị phát hiện thì người dân xung quanh có quyền bắt giữ người này và giao nộp cho cơ quan chức năng gần nhất.

Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào?

( Bắt người phạm tội qua tang – Ảnh minh họa )

Khi thực hiện bắt các đối tượng này mà đối tượng có vũ khí thì mọi người có quyền tước vũ khí của đối tượng nhằm hạn chế hậu quả, đồng thời phải giao vũ khí cho cơ quan chức năng xử lý, làm chứng cứ, công cụ, phương tiện phạm tội của đối tượng.

– Ra lệnh bắt người đang bị truy nã

Bắt người đang bị truy nã được quy định cụ thể trong điều 112 bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

“Điều 112. Bắt người đang bị truy nã

1. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”.

Ví dụ: Khi bắt gặp một đối tượng đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt người, sau đó giao cho cơ quan chức năng gần nhất. Trong quá trình bắt đối tượng truy nã mọi người cũng có quyền tước vũ khí của đối tượng để hạn chế hậu quả, đồng thời giao vũ khí đó cho cơ quan chức năng xử lý.

Như vậy, trên đây là 4 trường hợp mà cơ quan chức năng có thẩm quyền ra lệnh bắt giữ người, các bạn là công dân cũng có thể tham gia vào quá trình bắt giữ người trong trường hợp bắt quả tang và bắt người bị truy nã. Quá trình bắt giữ các đối tượng phạm tội các bạn nên cẩn thận, tước vũ khí của đối tượng để hạn chế hậu quả. Chúc các bạn thành công!

Tin tức pháp luật khác:

Những ai có quyền bóc mở thu giữ tiêu hủy thư điện tín của người khác?

Những ai có quyền kiểm soát thư tín điện thoại điện tín của cá nhân?

Những ai có quyền ra lệnh khám xét chỗ ở, nơi cư trú của công dân?

Những cơ quan nào có quyền kiểm tra tài khoản ngân hàng người khác?

Nguyên tắc xét xử: không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm nghĩa là gì?

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789