Home / Pháp luật / Bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có lấy lại được không?

Bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có lấy lại được không?

Bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có lấy lại được không? Lấy lại tiền đã bị lừa đảo qua chuyển khoản bằng cách nào cho đúng pháp luật? Ngân hàng có trách nhiệm gì trong việc khách hàng bị lừa đảo? Đây là những câu hỏi, thắc mắc của rất nhiều người khi bị lừa đảo qua chuyển tiền qua Internet Banking ngân hàng.

Bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có lấy lại được không?

Dưới đây trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của các bạn một cách chính xác nhất theo quy định của pháp luật, cũng như theo kinh nghiệm thực tế mà chúng tôi đã điều tra trong lĩnh vực này.

Bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có lấy lại được không?

– Trả lời: Bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking vẫn lấy lại được, nhưng phải có bằng chứng bị lừa đảo, phải biết thông tin của đối tượng lừa đảo thì mới khởi kiện lấy lại tiền được.

Các câu hỏi liên quan vấn đề bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có lấy lại được không?

1. Thế nào là hành vi lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking?

Hành vi lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để người bị hại chuyển tiền cho họ bằng hình thức chuyển tiền qua hệ thống các ngân hàng với số tiền tư 2 triệu VNĐ trở lên.

Trong trường hợp chiếm đoạt tài sản bằng hình thức chuyển tiền qua Internet Banking dưới 2 triệu được coi là hành vi lừa đảo chỉ khi người đó thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d của khoản 1 điều 174 bộ luật hình sự 2015.

2. Khi bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking, người bị hại liên hệ với ngân hàng thì ngân hàng có chuyển trả lại tiền cho bạn không?

Câu trả lời là không. Ngân hàng không có trách nhiệm, quyền hạn tự ý trừ tiền của người khác rồi chuyển vào tài khoản của bạn, ngân hàng chỉ được thực hiện điều đó khi có yêu cầu, quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Hiện nay có rất nhiều website hướng dẫn cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking bằng cách liên hệ với ngân hàng, sau đó cung cấp hóa đơn chuyển tiền, tiếp theo thì ngân hàng sẽ hoàn tiền lại cho các bạn. Nhưng thực tế thì không phải như vậy, ngân hàng họ có trách nhiệm phải bảo vệ tài khoản của khách hàng, bất kể họ có lừa đảo hay không.

3. Khi bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking, tôi báo công an thì công an có đến ngân hàng để yêu cầu ngân hàng trả tiền cho tôi không?

Câu trả lời là không luôn. Công an cũng không có thẩm quyền yêu cầu ngân hàng phải trả lại tiền cho người bị hại, công an chỉ có quyền này khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Khi bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking báo công an thì có được giải quyết không?

( Khi bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking báo công an thì có được giải quyết không? Ảnh minh họa )

Khi đi trình báo công an về việc bạn bị lừa đảo, công an sẽ ghi nhận sự việc của bạn, thu thập thông tin cũng như chứng cứ từ bạn, nếu sự việc nghiêm trọng sẽ được chuyển hồ sơ lên đúng thẩm quyền và lên chuyên đề điều tra.

Tuy nhiên, trinh báo công an là vậy, nhưng thực tế khi bị lừa đảo mà trình báo công an cũng không được hỗ trợ giải quyết, hoặc hỗ trợ nhưng rất chậm tốt nhất các bạn nên làm đơn yêu cầu, hoặc đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án. Ở dưới chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết.

4. Tôi có thể yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản của đối tượng lừa đảo tạm thời không?

Câu trả lời là không. Để ngân hàng thực hiện vấn đề phong tỏa tài khoản của một ngươi nào đó thì bắt buộc phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, ở đây cơ quan có thẩm quyền là Tòa án. Mà để Tòa án ra quyết định phong tỏa tài khoản để thu hồi tiền chuyển trả cho người bị hại thì phải có yêu cầu, yêu cầu bằng cách người bị hại phải làm đơn khởi kiện đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Người bị hại có thể làm đơn khởi kiện đối tượng lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking, sau đó nộp đơn lên Tòa án nơi đối tượng lừa đảo thường trú / tạm trú, hoặc tại Tòa án nơi công ty / tổ chức lừa đảo đóng trụ sở.

5. Quá trình làm đơn khởi kiện yêu cầu phong tỏa tài khoản là quá lâu, lỡ như đối tượng lừa đảo đã kịp rút hết tiền trong ngân hàng thì phải làm sao?

Trong trường hợp này các bạn phải chấp nhận, sau khi có quyết định thu hồi tiền lừa đảo của Tòa án thì ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản, đồng thời rà soát xem trong tài khoản của đối tượng lừa đảo còn bao nhiêu tiền.

Ngân hàng có chuyển trả lại tiền cho người bị lừa đảo không

( Bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có lấy lại được không? Ảnh minh họa )

Nếu như trong tài khoản đã hết tiền, đã bị đối tượng lừa đảo rút ra rồi thì người bị hại phải chấp nhận. Tuy nhiên, Tòa án sẽ cũng sẽ ra quyết định yêu cầu người đó hoàn trả lại số tiền đó cho bạn, đồng thời có yêu cầu bồi thường thiệt hại cho bạn nếu như hành vi lừa đảo đó của đối tượng gây ra thiệt hại cho bạn.

6. Trường hợp đã có quyết định của Tòa án về việc yêu cầu hoàn trả tiền mà đối tượng lừa đảo vẫn không chịu trả thì phải làm sao?

Ngay sau khi có quyết định, bản án đã có hiệu lực của Tòa án thì các đối tượng này phải có nghĩa vụ hoàn trả lại tiền cho người bị hại theo đúng như quyết định, bản án mà Tòa án tuyên đã có hiệu lực.

Trong trường hợp đối tượng lừa đảo vẫn không chịu hoàn trả tiền, cũng như không chịu bồi thường thiệt hại thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án thực hiện bản án bằng phương pháp cưỡng chế.

Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking theo đúng quy định của pháp luật

– Bước 1: Làm đơn yêu cầu / Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án

Khi nộp đơn đến Tòa án, các bạn cần xem xét tình trạng của vụ việc hiện tại mà lựa chọn hình thức sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

+ Trong trường hợp đối tượng lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking là một cá nhân, công ty nào đó mà có thông tin rõ ràng thì các bạn nên nộp đơn khởi hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản để được hoan trả số tiền đã bị lừa đảo trước đó, cũng như được bồi thường thiệt hại nếu như việc lừa đảo của cá nhân, công ty đó gây ra thiệt hại cho bạn.

+ Trong trường hợp đối tượng lừa đảo là một người bí ẩn, các bạn không biết thông tin gì về đối tượng này thì cách tốt nhất là các bạn nên làm đơn yêu cầu phong tỏa tài khoản tạm thời của các đối tượng lừa đảo này để ngăn chặn việc rút hết tiền trong tài khoản, lúc đó sẽ khó thu hồi được tiền đã bị lừa đảo.

– Bước 2: Tham gia tố tụng / cung cấp chứng cứ bị lừa đảo

+ Đối với trường hợp khởi kiện vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì Tòa án sẽ triệu tập cả 2 bên lên đê xét xử, các bạn phải thu thập đầy đủ bằng chứng lừa đảo của đối tượng, cũng như phải tham gia tất cả các lần triệu tập của Tòa án. Nếu như các bạn có sự việc đột xuất không thể tham gia thì các bạn phải làm đơn vắng mặt để được triệu tập lần tiếp theo.

+ Đối với trường hợp các bạn làm đơn yêu cầu Tòa án phong tỏa tạm thời tài khoản của đối tượng lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking thì các bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin của sự việc, các chứng cứ, hóa đơn, chứng từ, nội dung của giao dịch cho Tòa án để họ xem xét.

Từ đó, Tòa án mới có căn cứ để chứng minh đối tượng lừa đảo nhằm ra quyết định phong tỏa được kịp thời, tránh trường hợp đối tượng lừa đảo rút hết tiền trong tài khoản, gây khó khăn cho quá trình thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.

– Bước 3: Ra quyết định phong tỏa tài khoản / hoàn trả tiền

+ Đối với trường hợp kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sau khi quá trình tiến hành tố tụng mà đối tượng lừa đảo thua kiện thì Tòa án sẽ ra quyết định / bản án cụ thể. Nếu bản án đã có hiệu lực pháp luật thì bạn hoàn toàn yên tâm.

+ Đối với trường hợp làm đơn yêu cầu phong tỏa tài khoản tạm thời thì sau khi xem xét, đối chiếu thì Tòa án sẽ ra quyết định ngân hàng phong tỏa tài khoản tạm thời. Lúc này,  ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản đó, và đối tượng lừa đảo không thể rút tiền, cũng không thể nộp tiền, cũng không thể nhận tiền từ người khác được.

Bước 4: Lấy lại, thu hồi số tiền đã bị lừa đảo trước đó

+ Trong trường hợp kiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà đã có bản án có hiệu lực pháp luật, hiệu lực thì hành thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bên thu kiện hoàn trả số tiền đó cho bạn, đồng thời nếu có yêu cầu bồi thường thì cũng sẽ được bồi thường thiệt hại nếu hành vi lừa đảo gây ra thiệt hại cho bạn.

Nếu như đối tượng lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking vẫn không chịu hoàn trả tiền cho bạn, cũng như không chịu bồi thường thiệt hại cho bạn thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án thi hành bản án bằng phương pháp cưỡng chế.

+ Trong trường hợp bạn nộp đơn yêu cầu phong tỏa tài khoản tạm thời thì ngay lập tức ngân hàng sẽ phải phong tỏa tài khoản đó. Tiếp theo là các bạn yêu cầu ngân hàng thu hồi số tiền và chuyển trả lại cho bạn theo đúng quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật này.

Cưỡng chế thu hồi tài sản bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking bằng cách nào?

Khi  bản án / quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà bên thua kiện không chịu thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu Tòa án thi hành bản án theo phương pháp cưỡng chế, và cưỡng chế có thể được thực hiện bằng một trong những biện pháp cụ thể sau đây:

– Khấu trừ tiền của người đó trong tài khoản

Biện pháp này thường được thực hiện bằng cách, kiểm tra xem người đó có bao nhiêu tài khoản ngân hàng, và trong các tài khoản đó họ còn bao nhiêu tiền? Nếu có tiền thì khấu trừ trực tiếp sang tài khoản của bạn.

Nếu như trong tài khoản không đủ tiền thì khấu trừ số tiền hiện có của người đó, đồng thời cưỡng chế các biện pháp khác dưới đây để thu hồi cho đủ số tiền mà trong bản án đã có hiệu lực pháp luật quy định.

– Thu hồi giấy tờ có giá của đối tượng lừa đảo

Nếu như trong tài khoản của đối tượng không đủ tiền để hoàn trả thì tiếp theo sẽ là thu hồi những loại giấy tờ có giá của đối tượng đó, sau đó xử lý để thu hồi tài sản cho người bị hại.

Biện pháp có thể được xử lý sau khi thu hồi giấy tờ có giá bao gồm: Bán đấu giá, thẩm định giá, hoặc giao trực tiếp giấy tờ có giá cho người bị hại….

Sau đó, nếu phần giấy tờ có giá có giá trị vượt số tiền cần thu hồi thì người bị hại phải trả phần chênh lệch đó, nếu như giá trị của những loại giấy tờ này vẫn không đủ thì tiếp tục cưỡng chế bằng biện pháp khác dưới đây.

– Trừ tiền vào thu nhập của đối tượng lừa đảo

Trong trường hợp đối tượng lừa đảo đang có một công việc nhất định và có thu nhập ổn định thì biện pháp cưỡng chế cũng sẽ được thực hiện bằng cách trừ trực tiếp trên tiền lương của người đó.

Trừ trực tiếp vào tiền lương không có nghĩa là người đó thu nhập 10 triệu 1 tháng mà trừ hết 10 triệu, mà cũng phải để lại 1 ít cho người đó sinh hoạt, chi trả nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, trang trãi cuộc sống…. Trừ tiền trực tiếp vào thu nhập được thực hiện theo quy định của pháp luật.

– Kê biên, xử lí tài sản do người thứ ba giữ

Trong trường hợp người nhà của đối tượng đang giữ các loại tài sản có giá trị của đối tượng lừa đảo thì cũng sẽ được kê biên và xử lý giống như thu hồi giấy tờ có giá, tuy nhiên một số công đoạn có sự thay đổi, khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp này rất khó để kê biên tài sản do người khác đang giữ, bởi vì để chứng minh được tài sản do người thứ 3 đang giữ là tài sản của đối tượng lừa đảo là rất khó. Tuy nhiên, cơ quan chức năng có thẩm quyền họ có các biện pháp nghiệp vụ, cũng như có kinh nghiệm thì họ sẽ có cách để chứng minh và kê biên tài sản do người thứ 3 đang giữ.

– Buộc phải giao đồ vật, hoặc tài sản khác

Trong trường hợp đối tượng lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking mà có những đồ vật có giá trị, hoặc các loại tài sản khác ó giá trị cao thì cũng sẽ bị buộc phải giao nộp và cưỡng chế thu hồi các loại tài sản này.

Ngoài ra còn một số biện pháp cưỡng chế thi hành án khác nữa. Tuy nhiên, việc thi hành án bằng phương pháp cưỡng chế này cũng không phải là dễ, trước khi tới thi hành án thì còn chán chê các quy trình, thủ tục liên quan, chưa kể tới vấn đề khiếu nại, phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm, xem xét lại bản án đã có hiệu lực…. Do vậy, trước khi thực hiện bất kỳ một giao dịch chuyển tiền qua Internet Banking nào đó, các bạn cần phải xem xét, tìm hiểu kỹ phía bên kia để tránh bị lừa đảo, quá trình kiện tụng là rất phức tạp và mệt mỏi.

Trên đây là trả lời quý độc giả câu hỏi bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có lấy lại được không? Cũng như quy trình, thủ tục, cách thức lấy lại tiền theo đúng quy định của pháp luật, hy vọng các bạn sẽ nhanh chóng lấy lại được số tiền của mình một cách nhanh nhất. Chúc các bạn thành công!

Tin tức liên quan khác:

Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội Facebook

Cách lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm cho người khác

Chuyển tiền đúng số tài khoản nhưng sai tên người nhận?

Làm sao biết ai chuyển tiền cho mình ở ngân hàng nào?

Ai có quyền kiểm tra tài khoản ngân hàng của người khác?

Tìm số điện thoại chủ tài khoản khi chuyển khoản nhầm

Điều tra, tìm thông tin chủ nhân số tài khoản ngân hàng

5/5 - (18 bình chọn)

13 tin tức liên quan:

  1. Công Chứng Viên

    Cách tốt nhất là liên hệ hotline để được hỗ trở xử lý cũng như cung cấp những hồ sơ tài liệu để chuyển sang bên cơ quan công an!

  2. Em vừa bị một stk lừa mất một số tiền là 4tr.gio có cách nào biết thông tin của địa chỉ của stk đó được không ạ.đã dịch khó khăn rồi mà bọn họ lại làm cho em đã khó lại càng khổ hơn.ai có cách gì giúp được em với ạ.

  3. Phùng Thị Huyền Trang

    Em bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 1 tổ chức sổ số online. Số tiền em bị lừa hết 85 triệu. Em có thể tố cáo tội phạm và lây lại tiền được không ạ!

  4. Em bị lừa vay tín chấp của pvbank kiêu e chuyển tiền bảo hiểm rồi này nọ tổng cộng 6triu rồi nói vs e đợi giải ngân xong giờ khoá máy luôn có cách nào giúp e lấy lại số tiền đó k ạ

  5. Nguyễn Thị Hồng Anh

    Bạn tôi bị lừa mất tổng là 70triệu khi làm cộng tác viên mua hàng ảo ăn hoa hồng của “shopee”. Bạn tôi tìm trên face công việc online tại nhà kiếm thêm thu nhập, thấy có tuyển ctv shopee, bạn tôi đăng ký. Bạn tôi được “nhân viên hướng dẫn” hàng ngày phải làm nhiệm vụ là mua hàng ảo, nv gửi cho hình ảnh kèm theo giá của các sản phầm trên các gian hàng của shopee để chọn mua sau đó ban tôi phải chuyển tiền sp chọn vào 1tk nhân viên gửi sau 5-7phút bạn tôi được nhận lại gốc lần 10% hoa hồng. 1-2lần đầu thì ok nhưng sau đó nhiều sp hơn và giá trị cũng lớn hơn thì bắt đầu không được nhận lại tiền. Hỏi thì nv bảo lỗi hệ thống cần làm nhiệm vụ mua thêm các sp, lúc này bạn tôi hết tiền phải mượn nên không làm được ngay khi mượn được thực hiện mua để lấy lại tiền thì lại được trả lời do thời gian mua lâu nên mất tín nhiệm phải làm nhiệm vụ tiếp mới được. Lúc này tổng tiền trong tk mua đã hơn 70triệu nên cần phải mua sp giá trị cao tương đương với số tiền đang tồn. Bạn tôi không xoay được tiền nên không được trả lại tiền trước đó. Sau đó người nhà biết được và lúc này bạn tôi biết mình bị lừa, lên Ngân hàng không giải quyết được gì, tới công an phường thì được trả lời là kiện sẽ thua mà mình còn bị khép tội đồng phạm nên quay về. Nói chuyện với nv nó cũng bảo cho đi kiện. Vậy tôi xin hỏi với trường hợp của bạn tôi bây giờ phải làm thế nào? Mọi thứ giao dịch qua mạng, thông tin nv hướng dẫn hay chỗ làm không biết chỉ có tên và stk của người nhận tiền tại ngân hàng TMCP Nam Á

    • Nguyễn Thị Mai

      Em xem thông tin việc làm trên mạng và e có đăng ký làm cộng tác viên của ladada.tức là mình sẽ mua hàng mà hệ thống gửi về cho mình sau đó hệ thống sẽ gửi lại cả tiền lãi và gốc cho mình. E có làm và đến đơn hàng thứ 5 thì do em nhập sai nội dung thì hệ thống lại yêu cầu em chuyển khoản lại số tiền theo đơn hàng đó để sửa sai, và chuyển tiếp thêm một lần nữa để xác minh hoàn thành nhiệm vụ thì mới hoàn tiền cả gốc lẫn lãi cho e, tổng là e phải chuyển 3 lần 1 đơn hàng. Nhưng vẫn chưa được hoàn lại. Và họ lại báo là sự tín nhiệm của e còn có 99% đó chuyển nhiều lần và yêu cầu em chuyển thêm 25 triệu để lấy lại tín nhiệm thành 100% thì mới hoàn lại số tiền cả gốc và lãi cho e. Mà ngay từ đầu họ hướng dẫn em phải chuyển thêm như thế, thì họ mới hoàn tất lại tiền cho e.vậy mà còn bắt e phải chuyển thêm 25tr nữa. Tổng e đã chuyển cho họ là 50tr rồi. Còn 25tr họ bắt chuyển thêm thì e chưa chuyển.em xin hỏi trường hợp của e thì làm thế nào ah. E có bị gì liên quan đến pháp luật ko ah.

  6. Nguyễn Thị Mai

    Em xem thông tin việc làm trên mạng và e có đăng ký làm cộng tác viên của ladada.tức là mình sẽ mua hàng mà hệ thống gửi về cho mình sau đó hệ thống sẽ gửi lại cả tiền lãi và gốc cho mình. E có làm và đến đơn hàng thứ 5 thì do em nhập sai nội dung thì hệ thống lại yêu cầu em chuyển khoản lại số tiền theo đơn hàng đó để sửa sai, và chuyển tiếp thêm một lần nữa để xác minh hoàn thành nhiệm vụ thì mới hoàn tiền cả gốc lẫn lãi cho e, tổng là e phải chuyển 3 lần 1 đơn hàng. Nhưng vẫn chưa được hoàn lại. Và họ lại báo là sự tín nhiệm của e còn có 99% đó chuyển nhiều lần và yêu cầu em chuyển thêm 25 triệu để lấy lại tín nhiệm thành 100% thì mới hoàn lại số tiền cả gốc và lãi cho e. Mà ngay từ đầu họ hướng dẫn em phải chuyển thêm như thế, thì họ mới hoàn tất lại tiền cho e.vậy mà còn bắt e phải chuyển thêm 25tr nữa. Tổng e đã chuyển cho họ là 50tr rồi. Còn 25tr họ bắt chuyển thêm thì e chưa chuyển.em xin hỏi trường hợp của e thì làm thế nào ah. E có bị gì liên quan đến pháp luật ko ah.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789