Home / Pháp luật / Bị lộ số CMND / CCCD thì phải làm sao? Cách xử lý kịp thời nhất!

Bị lộ số CMND / CCCD thì phải làm sao? Cách xử lý kịp thời nhất!

Bị lộ CMND thì phải làm sao? Gửi ảnh cmnd cho người khác có sao không? Dưới đây các văn phòng trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý khi bị lộ số CMND CCCD để tránh bị vướng phải những ấn đề cũng như hạn chế thấp nhất những thiệt hại, rủ ro có thể xảy ra.

Bị lộ số CMND CCCD thì phải làm sao?

Vấn đề bị lộ số CMND / CCCD là một trong những vấn đề hết sức nhạy cảm, việc để lộ thông tin cá nhân trên giấy tờ tùy thân, hoặc bị lộ, đánh cắp ảnh chứng minh thư / căn cước công dân có thể gây ra những hậu quả và rủi ro đến với người bị hại. Do vậy, khi bị lộ thông tin cá nhân thì người đó cần làm gì, xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Cách xử lý khi bị lộ số CMND CCCD

1. Rủi ro khi bị lộ số CMND CCCD

– Bị lộ thông tin cá nhân

Khi bạn để lộ cho người khác biết số CMND / CCCD thì có thể bị lộ các thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú… Bởi vì, thông qua số chứng minh thư / căn cước công dân, các đối tượng tin tặc có thể thực hiện một số thao tác tra cứu để lấy thông tin cá nhân của bạn.

– Bị lợi dụng để vay tiền online

khi người dân bị lộ số chứng minh thư, hoặc số thẻ căn cước công dân thì có thể bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng để vay tín chấp, hoặc thực hiện các giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản.

Rủi ro khi bị lộ số, ảnh CMND CCCD 2 mặt

( Rao bán công khai hình ảnh chứng minh thư / Căn cước công dân của người khác trên mạng – Ảnh VNRView )

Hiện tại trên internet có rất nhiều ứng dụng cho vay tiền nhanh, theo đó người vay tiền chỉ cần chụp ảnh CMND / CCCD 2 mặt và gửi lên app, đồng thời ký kết các điều khoản là có thể thực hiện xong giao dịch vay tiền thành công.

Do nhược điểm của hình thức vay tiền qua App online này là không thực hiện các thủ tục kiểm tra, xác minh thông tin người vay, do vậy mà các đối tượng lừa đảo sẽ lợi dụng vấn đề này để thực hiện giao dịch vay tiền bằng chính số CMND / CCCD của người khác.

Bằng cách thay ảnh của các đối tượng lừa đảo vào ảnh chứng minh thư / căn cước công dân chính chủ, sau đó chụp mặt trước và mặt sau để gửi lên app vay tiền online, từ đó có thể thực hiện giao dịch vay tiền một cách dễ dàng.

Bị lợi dụng để đăng ký mã số thuế

Hiện tại, một số doanh nghiệp hoạt động ảo, hoặc các công ty ma, hoặc các doanh nghiệp không có nhân viên… Vẫn thường xuyên sử dụng hình thức ăn cắp chứng minh nhân dân / căn cước công dân của người khác để tự mình làm thủ tục cho nhân viên, từ đó hợp thức hóa vấn đề nhân viên, mặc dù không trả lương cho nhân viên nhưng các doanh nghiệp này vẫn kê khống, hoặc nhằm các mục đích che đậy một công ty ma không hoạt động….

Hình thức này thường được các doanh nghiệp thực hiện bằng cách ra thông báo tuyển dụng số lượng không giới hạn, sau đó lấy CMND / CCCD của các ứng viên trong hồ sơ, sau đó thông báo không trúng tuyển…

2. Lộ số CMND thì phải làm sao? Cách xử lý khi bị lộ số CMND CCCD

– Thu hồi ngay CMND / CCCD khi gửi nhầm

+ Trường hợp bạn gửi nhầm ảnh CMND / CCCD của mình cho người khác qua tin nhắn, các bạn cần thực hiện ngay thao tác thu hồi thông tin mình mới gửi, từ đó nhằm hạn chế bị phát tán thông tin, cũng như nhằm tránh trường hợp đối tượng lừa đảo lợi dụng thông tin của bạn để thực hiện các giao dịch khác.

Hiện nay, tình trạng gửi nhầm tin nhắn trên mạng xã hội là rất phổ biến, trong đó phổ biến nhất chính là mạng xã hội Facebook và Zalo. Nếu các bạn lỡ tay gửi nhầm ảnh CMND / CCCD của mình cho người khác trên Messenger, Zalo, các bạn hãy giữ tay vào tấm ảnh 1 lúc, sau đó chọn thu hồi để thu hồi lại ảnh chứng minh thư của mình.

– Yêu cầu công ty trả lại hồ sơ, hợp đồng

Trong trường hợp bạn nghi ngờ doanh nghiệp ra thông báo tuyển dụng chỉ là thông tin tuyển dụng ảo, nếu như bạn đã nộp hồ sơ xin việc đến doanh nghiệp đó rồi thì các bạn cần liên hệ ngay đến công ty đó để lấy lại hồ sơ xin việc để hạn chế rủi ro doanh nghiệp ảo thực hiện mua bán thông tin CMND / CCCD của bạn.

Theo nguyên tắc, người tuyển dụng, doanh nghiệp không được phép giữ giấy tờ ( bản chính ) của nhân viên. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn phớt lờ nguyên tắc này nhằm đánh cắp CMND / CCCD của người ứng dụng để thực hiện một số công việc trái pháp luật.

Do vậy, nếu nghi ngờ, bạn hãy nhanh chóng tìm cách thu hồi hồ sơ của bạn để hạn chế thấp nhất rủi ro. Khi nhận lại hồ sơ, bạn cần phải kiểm tra đầy đủ các giấy tờ của mình. Trường hợp doanh nghiệp không chịu trả hồ sơ, bạn hãy trình báo công an khu vực nơi doanh nghiệp đó đang đóng trụ sở để được giải quyết.

– Trình báo đến cơ quan chức năng

Trong trường hợp bạn bị đánh cắp chứng minh thư / căn cước công dân, hoặc bị rơi, mất CMND / CCCD… Thì các bạn cần nhanh chóng liên hệ đến cơ quan chức năng để trình báo sự việc cụ thể.

Cách xử lý khi bị lộ số CMND CCCD 2 mặt

( Cách xử lý khi bị lộ số CMND CCCD là trình báo đến cơ quan chức năng có thẩm quyền – Ảnh minh họa )

Trình báo với cơ quan chức năng để làm gì? Trong trường hợp người đánh cắp / nhặt được CMND / CCCD của bạn là một đối tượng lừa đảo, họ có thể sử dụng ảnh và các thông tin trên giấy tờ tùy thân của bạn để thực hiện các giao dịch vay tiền… Thì lúc này, bạn có đủ chứng cứ để chứng minh sự việc, giao dịch đó không phải là do bạn thực hiện.

– Yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu

Trong trường hợp bạn phát hiện ra số CMND / CCCD của mình bị sử dụng vào một hợp đồng, giao dịch vay tiền hoặc các giao dịch dân sự khác trong cuộc sống… Các bạn hãy nộp đơn yêu cầu tuyên bố giao dịch / hợp đồng dân sự đó vô hiệu đến Tòa án để được hỗ trợ tốt nhất.

Đồng thời, nếu phát hiện ra việc chứng minh thư / căn cước công dân của mình bị sử dụng vào một giao dịch nào đó, các bạn hãy trình báo đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để được hỗ trợ giải quyết kịp thời.

Như vậy, trên đây là 4 cách xử lý khi bị lộ số CMND CCCD cho người khác, ngoài ra cũng có thể sẽ còn một số cách xử lý khác nữa, các bạn có thể tự mình nghiên cứu thêm những cách khác và bình luận bên dưới, các bạn cần thực hiện một cách nghiêm túc để tránh bị lợi dụng vào các giao dịch khác.

3. Bị đánh cắp ảnh CMND / CCCD để vay tiền có phải chịu trách nhiệm không?

Theo quy định tại điều 463 bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản cụ thể như sau

“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người thực hiện hợp đồng vay tài sản thì phải trả cho bên cho vay, tuy nhiên nếu như bạn bị đánh cắp CMND / CCCD để thực hiện hợp đồng vay tiền thì bạn không phải chịu trách nhiệm trả nợ, nhưng phải chứng minh được bạn không phải là người trực tiếp thực hiện hợp đồng đó.

Cách xử lý khi không dùng CMND / CCCD vay tiền mà vẫn bị đòi tiền.

Trong trường hợp bạn không thực hiện vay tiền nhưng vẫn bị đòi tiền ( do người khác lấy thông tin trên giấy tờ tùy thân của bạn để vay tiền ), lúc này các bạn cần yêu cầu người đòi nợ cung cấp đầy đủ thông tin chứng cứ về việc cho vay / mượn tiền…

Nếu như bên đòi nợ cung cấp được đầy đủ chứng cứ về CMND / CCCD của bạn thực hiện giao dịch vay tiền mà có đủ nội dung lãi xuất, số tiền vay, thời hạn trả, chữ ký của bên vay… Thì lúc này, các bạn cần liên hệ ngay đến cơ quan chức năng có thẩm quyền nơi người đòi nợ đang sinh sống / làm việc, hoặc bạn cũng có thể trình báo đến cơ quan chức năng có thẩm quyền nơi bạn đang sinh sống để trình báo vụ việc.

Các bạn lưu ý, trước khi cơ quan chức năng làm rõ vụ việc thì bạn vẫn là người có nghĩa vụ phải trả khoản nợ đó, còn bên đòi nợ cũng chưa thể xác định được là đối tượng lừa đảo hay không. Việc bạn trình báo đến cơ quan có thẩm quyền là để được hỗ trợ điều tra làm rõ vụ việc của bạn, chứ chưa làm chấm dứt ngay giao dịch vay / mượn tiền đó.

Có thể nói được rằng, hậu quả của việc bị đánh cắp thông tin cá nhân là vô cùng lớn, dù cho người bị hại có thể chứng minh được mình là vô can, là bị hại… Nhưng cũng mất thời gian để chứng minh mình vô can, cũng phải tham gia nhiều lần triệu tập của cơ quan chức năng… làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc của người bị hại.

Do vậy, khuyến cáo mọi người khi bị lộ thông tin trên giấy tờ tùy thân cần thực hiện ngay một số cách xử lý khi bị lộ số CMND CCCD sơ bộ để hạn chế rủi ro, đồng thời tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân của mình cho bất kỳ một đối tượng nào nếu không thực sự cần thiết.

4. Lấy số CMND của người khác để giao dịch bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ nghị định Số: 15/2020/NĐ-CP của chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử như sau:

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử

“Điều 84. Vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó;
b) Cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba khi chủ thể thông tin cá nhân đã yêu cầu ngừng cung cấp.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng không đúng mục đích thông tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân;
b) Cung cấp hoặc chia sẻ hoặc phát tán thông tin cá nhân đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của chủ thông tin cá nhân;
c) Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ thông tin cá nhân do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này”.

Theo điều 84 của nghị định Số 15/2020/NĐ-CP, người nào đánh cắp thông tin cá nhân, ảnh CMND / CCCD của người khác để đi vay tiền thì có thể bị phạt hành chính từ 10  -20 triệu đồng )nếu vi phạm thuộc các điểm a,b của khoản 1 điều 84 của nghị định Số 15/2020/NĐ-CP), hoặc có thể bị phạt hành chính từ 20 – 30 triệu ( nếu thuộc các điểm a, b, c, khoản 2 điều 48 của nghị định Số 15/2020/NĐ-CP ). Ngoài ra, người vi phạm còn buộc phải khắc phục hậu quả và phải bồi thường.

Như vậy, trên đây là phân tích các rủi ro và hậu quả khi bị lộ thông tin cá nhân trên giấy tờ tùy thân, cũng như hướng dẫn cách xử lý khi bị lộ số CMND CCCD, hy vọng các bạn sẽ có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất có thể. Chúc các bạn thành công!

Tin tức liên quan:

Thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo

Nộp đơn tố cáo lừa đảo trên mạng ở đâu?

Lừa đảo qua banking có lấy lại được không?

Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng

5/5 - (11 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789