Home / Pháp luật / Tổng cục tình báo Việt Nam ( Tổng cục 2, bộ quốc phòng )

Tổng cục tình báo Việt Nam ( Tổng cục 2, bộ quốc phòng )

Cơ quan tình báo Việt Nam là gì? Tổng cục tình báo Việt Nam ở đâu? Chức năng và nhiệm vụ của tổng cục tình báo Công an nhân dân là gì? Chức danh tổng cục trưởng tổng cục 2, bộ quốc phòng hiện nay là ai? Dưới đây, văn phòng trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Cơ quan tổng cục tình báo Việt Nam (Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng)

1. Cơ quan tổng cục tình báo Việt Nam là gì?

Tổng cục Tình báo Việt Nam (trực thuộc bộ Quốc phòng, hay còn gọi là Tổng cục 2 thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam) là cơ qua tình báo của Việt Nam được thành lập năm 1995, tổng cục tình báo Việt Nam hoạt động theo Pháp lệnh tình báo do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký ngày 14 tháng 12 năm 1996 và nghị định 96/CP do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 11 tháng 9 năm 1997.

– Tổng cục Tình báo Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.

– Phòng quân báo thuộc các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục và tương đương.

– Cụm quân báo phân chia theo các khu vực, dưới sự chỉ đạo của phòng quân báo

2. Nhiệm vụ của tổng cục 2, bộ quốc phòng

– Lực lượng nằm trong tổng cục tình báo Quốc phòng Việt Nam có nhiệm vụ công tác điều tra các thông tin tình báo mang tính chiến lược an ninh quốc gia như: Hoạt động tình báo chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học kĩ thuật, công nghệ môi trường, văn hoá xã hội,…

Lực lượng tình báo liên tục hoạt động điều ra và thu thập các thông tin liên quan đến nhiệm vụ của mình, sau đó xử lý thông tin có liên qua đến lợi ích quan trọng, mang tính chất sống còn của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Từ những hoạt động điều tra tình báo của mình, qua sàng lọc và phân tích thông tin nhằm góp phần tham mưu cho Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước, từ đó Đảng và Nhà nước hoạch định ra các đường lối, sách lược đối nội, đối ngoại và các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, quyết sách để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược…

– Đối tượng và mục tiêu của Lực lượng Tình báo Quốc phòng Việt Nam là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe dọa chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” (Điều 11, chương 2 của nghị định 96/CP).

3. Lịch sử hình thành cơ quan tình báo Việt Nam

Lực lượng Tình báo Quốc thuộc cơ quan tình báo Việt Nam phòng bắt nguồn từ phòng Tình báo Quân ủy hội do Hoàng Minh Đạo (tên thật là Đào Phúc Lộc) phụ trách, thành lập ngày 25 tháng 10 năm 1945 (được lấy làm ngày truyền thống của Tình báo Quốc phòng Việt Nam).

Hoàng Minh Đạo được coi là thủ trưởng đầu tiên của ngành tình báo quân sự tại Việt Nam. Theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 34 ngày 25 tháng 4 năm 1946, Điều thứ 10: “Tình báo cục” có nhiệm vụ trinh sát tình hình quân địch, tình hình quân đội của mình, và thu thập các tin tức lợi cho việc hành binh.

– Tháng 9 năm 1946, Phòng Tình báo Quân ủy hội mở một lớp huấn luyện nghiệp vụ tại Sơn Tây (tỉnh ở phía bắc của Trung Quốc) do Đại tá Lâm Sơn (người Nhật), làm giảng viên về nghiệp vụ tình báo.

– Cục Tình báo Việt Nam được thành lập ngày 20 tháng 3 năm 1947, thuộc Bộ Quốc phòng – Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam. Tháng 4 tháng 1950, Cục Tình báo giải thể.

– Ngày 15 tháng 7 năm 1951, Cơ quan Tình báo Chiến lược của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tên gọi Nha Liên lạc thuộc Thủ tướng Phủ được thành lập.

– Ngày 10 tháng 6 năm 1957, Nha Liên lạc hợp nhất với Cục Quân báo – Bộ Tổng tham mưu thành Cục Tình báo – Cơ quan Tình báo Chiến lược toàn diện của Đảng và Quân đội nhân dân Việt Nam.

– Năm 1995, Cục Tình báo được nâng cấp lên thành Tổng cục Tình báo trực thuộc Bộ Quốc phòng

– Học viện Tình báo Công an nhân dân Việt Nam: Tổng cục Tình báo (hay còn được gọi là Tổng cục 5) thuộc Bộ công an Việt Nam, đây là một cơ quan tình báo an ninh, kinh tế, hiện nay không còn hoạt động nữa.

4. Thành viên trong ban lãnh đạo trong Tổng cục Tình báo hiện nay

– Tổng cục trưởng tổng cục 2, bộ quốc phòng

Tổng cục trưởng tổng cục 2, bộ quốc phòng hiện nay là Trung tướng Phạm Ngọc Hùng, một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông hiện đang giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt Nam.

– Chính ủy tổng cục tình báo Việt Nam:

Thiếu tướng Lê Quang Minh, một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Ông hiện là Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Tình báo. Ông quê ở xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình

Ông từng là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2. Ngày 11 tháng 06 năm 2020, ông được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm giữ chức vụ Chính ủy Tổng cục 2.

– Phó Tổng cục trưởng tình báo Việt Nam:

Thiếu tướng Lê Hồng Sơn:  Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, từng là Cục trưởng Cục 70.

– Phó Tổng cục trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Tân Tiến

– Phó Tổng cục trưởng: Thiếu Tướng Lê Minh Dũng

– Phó Chính uỷ: Thiếu tướng Lê Vĩnh Thuộc

5. Tổ chức hoạt động, cơ quan tình báo Việt Nam

1. Bộ Tham mưu (ở địa chỉ đường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội )

Bộ Tham mưu là cơ quan chỉ huy cấp chiến dịch và tương đương trong lực lượng vũ trang của nhiều Quốc gia trên thế giới. Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tham mưu là cơ quan tham mưu được biên chế, tổ chức thuộc các Quân khu từ năm 1957, sau đó biên chế, tổ chức ở Quân chủng, Tổng cục, Quân đoàn, Binh chủng và tương đương.

2. Cục Chính trị (ở địa chỉ đường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

3. Cục Hậu cần (ở địa chỉ đường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Cục Hậu cần là cơ quan bảo đảm hậu cần ở cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng (và tương đương) chịu sự chỉ huy trực tiếp toàn diện, thuộc quyền của Đảng ủy hoặc Bộ Tư lệnh cấp mình, chịu sự chỉ đạo của Tổng cục Hậu cần về nghiệp vụ, đồng thời là cơ quan nghiệp vụ cấp trên của Phòng (ban) hậu cần ngành dọc cấp dưới trực thuộc. Được tổ chức từ năm 1961 tại các Quân khu sau đó đến năm 1974 tách Cục Hậu cần thành hai cơ quan là Cục Hậu cần và Cục Kỹ thuật

4. Cục Kỹ thuật (ở đường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Cục Kỹ thuật là cơ quan bảo đảm kỹ thuật ở cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng (và tương đương) chịu sự chỉ huy trực tiếp toòa diện, thuộc quyền của Đảng ủy hoặc Bộ Tư lệnh cấp mình, chịu sự chỉ đạo của Tổng cục Kỹ thuật về nghiệp vụ, đồng thời là cơ quan nghiệp vụ cấp trên của Phòng (ban) kỹ thuật ngành dọc cấp dưới trực thuộc. Được tổ chức từ năm 1974 trên cơ sở tách Cục hậu cần thành hai cơ quan là Cục Hậu cần và Cục Kỹ thuật

5. Cục 11 ( Ở Đà Nẵng, được thành lập vào ngày 3/7/1982)

6. Cục 12 ( ở Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập ngày 5/2/1980 )

7. Cục 16 (ởHà Nội)

8. Cục 25 (ở Hà Nội, thành lập này 7/8/1968)

9. Văn phòng Tổng cục Đường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

10. Thanh tra Tổng cục Đường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

11. Phòng Tài chính Đường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

12. Phòng 72 Đường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

13. Phòng 73 Đường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

14. Phòng F Đường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

15 Phòng B Đường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

16. Phòng C Đường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

17. Phòng D Đường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

18. Phòng E Đường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

19. Phòng G Đường Phạm Hùng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

20. Học viện Khoa học Quân sự số 322, đường Lê Trọng Tấn, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Học viện Khoa học Quân sự là một học viện quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam chuyên đào tạo sĩ quan các ngành: tình báo, ngoại ngữ, đối ngoại quân sự, trinh sát kỹ thuật.

Bên cạnh đào tạo sĩ quan ngoại ngữ, học viện còn đào tạo cử nhân ngoại ngữ phục vụ toàn dân trong hệ thống giáo dục của bộ giáo dục ban hành.

21. Trường Cao đẳng Trinh sát

22. Viện Cơ cấu chiến lược

23. Viện nghiên cứu chiến lược kỹ thuật thông tin viễn thông

24. Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng (Viện B26), thành lập ngày 21/12/2002

25. Viện 70 (tại Hà Nội)

26. Cục 78

27. Cục 72

28. Cục 75 Hà Nội

29. Cục 701 Hà Nội

30. Lữ đoàn K3

31. Lữ đoàn 74 (ở Đà Nẵng)

32. Lữ đoàn 94 Bình Dương (ở Đường ĐT 743, xã Bình Hòa huyện Thuận An Bình Hòa, huyện Thuận An, Bình Dương)

6. Chính ủy qua các thời kỳ trong cơ quan tình báo Việt Nam

– Từ năm 2006 đến năm 2008, phó chính ủy là đồng chí Trần Nam Phi, cấp hàm trung tướng vào năm 2007, giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng về chính trị.

– Từ năm 2008 đến năm 2009, phó chính ủy là đồng chí Lưu Đức Huy, Thiếu tướng, Trung tướng (2009), Chính ủy Tổng cục 2.

Lưu Đức Huy (sinh năm 1954) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Quân đội nhân dân Việt Nam (2009–2014).

– Từ năm 2009 đến năm 2016, Dương Xuân Vinh, Trung tướng (2010) nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2.

Dương Xuân Vinh là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông từng giữ chức vụ Chính ủy Tổng cục II, Bộ Quốc phòng Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2016. Trước năm 2009, từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II, Bộ Quốc phòng

Năm 2009, được bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Tổng cục II, Bộ Quốc phòng. Năm 2016, ông nghỉ hưu, thay thế ông làm Chính ủy Tổng cục 2 là Trung tướng Phan Văn Việt.

– Từ năm 2016 đến tháng 6 năm 2020, Phan Văn Việt, Trung tướng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2.

Phan Văn Việt (sinh 1960) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, hiện giữ chức Chính ủy Tổng cục 2. Trước năm 2015, ông là Cục trưởng Cục 11, Tổng cục 2.

Năm 2015, bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2 đồng thời phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 2016, ông được bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Tổng cục 2.

– Từ tháng 6 năm 2020 đến nay, Lê Quang Minh, Thiếu tướng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2

Lê Quang Minh (Ông quê ở xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Ông hiện là Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Tình báo.

Ông từng là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2. Ngày 11 tháng 06 năm 2020, ông được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm giữ chức vụ Chính ủy Tổng cục 2.

7. Phó Tổng cục trưởng cục tình báo Việt Nam qua các thời kỳ

– Từ năm 1993 đến năm 1998: Lê Hải Anh

Lê Hải Anh (19 tháng 8 năm 1945- 3 tháng 11 năm 2016) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng

Trần Tiến Cung, Thiếu tướng. Trần Tiến Cung (sinh 1928) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Cục trưởng Cục 11, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng. Ông sinh năm 1928 tại thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng tại địa phương từ năm 1945, năm 1946 đi bộ đội.[1]

– Từ năm 2005 đến năm 2009, Lưu Đức Huy

Lưu Đức Huy (sinh năm 1954) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Quân đội nhân dân Việt Nam (2009–2014).

Lê Hoài Thanh, Thiếu tướng (2004)

– Từ năm ? đến 2006: Trần Nam Phi

– Từ năm 2004 đến năm 2009, Dương Xuân Vinh, Trung tướng (2010) Chính ủy (2010-2016)

Dương Xuân Vinh là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông từng giữ chức vụ Chính ủy Tổng cục II, Bộ Quốc phòng Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2016.

Trước năm 2009, Dương Xuân Vinh từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II, Bộ Quốc phòng. Năm 2009, được bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Tổng cục II, Bộ Quốc phòng.

Năm 2016, ông nghỉ hưu, thay thế ông làm Chính ủy Tổng cục 2 là Trung tướng Phan Văn Việt.

– Từ năm 2004 đến năm 2014: Phạm Ngọc Hùng, Trung tướng (2010), Tổng cục trưởng Tổng cục II (2014-nay)

Phạm Ngọc Hùng (sinh ngày 3 tháng 9 năm 1960) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông hiện đang giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt Nam (Tổng cục II, Bộ Quốc phòng Việt Nam

– Từ năm 2011 đến năm 2019, Trần Bá Dũng, Thiếu tướng (2010), nguyên Cục trưởng Cục 16, Tổng cục II

Trần Bá Dũng (sinh năm 1958) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (2011–2019).

Ông Trần Bá Dũng quê tại xã Thạch Thắng, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1975, ông nhập ngũ. Ông từng giữ các chức vụ ở Tổng cục 2: Trưởng phòng ở Cục 12; Phó Cục trưởng Cục 11, Chi huy trưởng Trung tâm 701; Cục trưởng Cục 11; Cục trưởng Cục 16.

Năm 2011, Trần Bá Dũng bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo

– Từ năm 2009 đến năm 2015, Phan Anh Việt, Trung tướng (2016) Phó giám đốc Học viện Quốc phòng (Việt Nam) (2015-nay)

Phan Anh Việt là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, từng là Tổng cục phó Tổng cục Tình báo,[2] Phó giám đốc Học viện Quốc phòng.

Phan Anh Việt là con trai út của Thiếu tướng Phan Văn Đường, người gốc Quảng Ngãi, nguyên Phó Chính uỷ Quân khu 4, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Quân sự Trung ương.

– Từ năm 2007 đến năm 2019, Nguyễn Minh Tân, Thiếu tướng (2008), nguyên Trưởng phòng 73, Tổng cục 2

– Từ năm 2013 đến năm 2020, Nguyễn Chí Thành, Thiếu tướng

Nguyễn Chí Thành (Tổng cục An ninh), Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an từ tháng 12 năm 2014 đến 2018.

Nguyễn Chí Thành, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Tổng cục truởng Tổng cục II, Bộ Quốc phòng (Việt Nam)

– Từ năm 2016 đến nay, Lê Minh Dũng, Thiếu tướng

– Từ năm 2016 đến năm 2020, Phan Sỹ Minh, Thiếu tướng

Phan Sỹ Minh (sinh 1960) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, hiện là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2 (2019 – nay ), nguyên là Cục trưởng Cục 16, Tổng cục 2 (2011–2019).

Năm 1977, ông Phan Sỹ Minh học hết THPT tại Trường THPT Kim Liên, Hà Nội. Ông từng giữ các chức vụ như: Trưởng phòng ở Cục 12; Phó Cục trưởng Cục 11; Phó Chỉ huy trưởng Trung tâm 701; Phó Cục trưởng Cục 16

Năm 2011, Phan Sỹ Minh bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục 16, Tổng cục 2. Thiếu tướng (2012). Năm 2016, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng

– Từ năm 2015 đến năm 2016, Phan Văn Việt, Trung tướng[10], nguyên Cục trưởng Cục 11, Tổng cục 2

Phan Văn Việt (sinh 1960) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, hiện giữ chức Chính ủy Tổng cục 2.

Trước năm 2015, ông là Cục trưởng Cục 11, Tổng cục 2. Năm 2015, bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2 đồng thời phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 2016, ông được bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Tổng cục 2.

– Từ năm 2019 đến nay, Bùi Xuân Khang

– Từ năm 2017 đến tháng 6 năm 2020, Lê Quang Minh, Thiếu tướng

Lê Quang Minh là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Ông hiện là Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Tình báo.

Ông Lê Quang Minh quê ở xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Ông từng là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2. Ngày 11 tháng 06 năm 2020, ông được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bổ nhiệm giữ chức vụ Chính ủy Tổng cục 2.

– Từ năm 2020 đến nay, Nguyễn Tân Tiến

– Từ năm 2020 đến nay, Lê Hồng Sơn

Phó Chính ủy qua các thời kỳ:

– đến 2020, Trần Việt Thắng, Thiếu tướng (2009)

2020 đến nay, Lê Vĩnh Thuộc

Xem thêm: Trường đào tạo tình báo Việt Nam

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789