Home / Pháp luật / Số điện thoại đường dây nóng tố cáo tham nhũng Thanh tra Chính phủ

Số điện thoại đường dây nóng tố cáo tham nhũng Thanh tra Chính phủ

Kể từ ngày 01/12/2018, công dân có thể tố cáo hành vi tham nhũng bằng cách gọi đến hotline đường dây nóng 08048228 ( giờ hành chính ), hoặc số điện thoại 0692342593, hoặc 0911156161 của Thanh tra Chính phủ.

Ngoài ra, người tố cáo cũng có thể tố giác những cá nhân có hành vi tham nhũng qua địa chỉ hòm thư điện tử email cucchongthamnhung@thanhtra.gov.vn của Cục Phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ để tố giác tội phạm.

Đường dây nóng tố cáo tham nhũng của Thanh tra Chính phủ

( Tổng thanh tra chính phủ Lê Minh Khái – Ảnh Vietnamnet )

Công dân khi tố giác tham nhũng sẽ được bảo mật thông tin cá nhân, bảo mật tất cả các thông tin theo yêu cầu, do đó người dân sẽ không phải lo lắng các vấn đề liên quan khác khi tố giác tội phạm đặc biệt này.

I. Số điện thoại đường dây nóng tố cáo tham nhũng của Thanh tra Chính phủ

Công dân có thể tố cáo hành vi tham nhũng bằng cách gọi điện trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng 08048228 ( giờ hành chính ), hoặc nhắn tin đến 0911156161, hoặc 0692342593, hoặc gửi đơn tố cáo qua hộp thư: cucchongthamnhung@thanhtra.gov.vn.

1. Như thế nào là hành vi tham nhũng?

Tham nhũng là thuật ngữ dùng chung cho tất cả các tội liên quan đến chức vụ quyền hạn để làm lợi cho mình, cho người khác hoặc nhàm một mục đích cụ thể.

Tội tham nhũng bao gồm tất cả các tội sau: Tội tham ô tài sản, Tội nhận hối lộ, Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ, Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, Tội giả mạo trong công tác

Theo Điều 3 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ quy định hành vi tham nhũng cụ thể như sau:

“Điều 3. Xác định các hành vi tham nhũng được quy định tại các Khoản 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng

Các hành vi tham nhũng được quy định tại các Khoản 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng được xác định như sau:

1. Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

a) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận cơ chế, chính sách có lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

b) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được ưu tiên trong việc cấp ngân sách cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được giao, phê duyệt dự án cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

d) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự nhà nước đối với tập thể và cá nhân;

đ) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được cấp, duyệt các chỉ tiêu về tổ chức, biên chế nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

e) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để không bị kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán hoặc để làm sai lệch kết quả kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán;

g) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận các lợi ích khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.

2. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

a) Sử dụng tài sản của Nhà nước vào việc riêng;

b) Cho thuê, cho mượn tài sản của Nhà nước trái quy định của pháp luật;

c) Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

3. Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm đòi hỏi, ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải nộp những khoản chi phí ngoài quy định hoặc phải thực hiện hành vi khác vì lợi ích của người có hành vi nhũng nhiễu.

4. Hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là hành vi cố ý không thực hiện trách nhiệm mà pháp luật quy định cho mình để triển khai nhiệm vụ, công vụ được giao hoặc không thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn liên quan đến nhiệm vụ, công vụ của mình vì vụ lợi.

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

a) Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc giúp giảm nhẹ mức độ vi phạm pháp luật của người khác;

b) Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để gây khó khăn cho việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc làm sai lệch kết quả các hoạt động trên”.

Số điện thoại đường dây nóng Thanh tra Chính phủ phòng chống tham nhũng

( Tổng thanh tra chính phủ Lê Minh Khái )

Như vậy, nếu công dân bắt gặp cá nhân có những hành vi liệt kê ở trên đây thì có thể gọi điện đến số điện thoại đường dây nóng tố cáo tham nhũng của Thanh tra Chính phủ để tố giác tội phạm này.

2. Công dân có thể tố cáo hành vi tham nhũng bằng cách nào?

Công dân có thể tố cáo hành vi tham nhũng bằng cách gọi điện trực tiếp đến đường dây nóng, hoặc gửi đơn trực tiếp đến trụ sở của Cục Phòng, chống tham nhũng Thanh tra Chính phủ, hoặc có thể gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện, hoặc gửi đơn qua hòm thư điện tử.

– Gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện / hoặc hòm thư điện tử

Công dân có thể nộp đơn thông qua đường bưu điện ( gửi phát nhanh ) đến địa chỉ của trụ sở Cục Phòng, chống tham nhũng, hoặc gửi qua hòm thư điện tử cucchongthamnhung@thanhtra.gov.vn để tố giác tội phạm. Trong đơn người tố cáo cũng cần phải gửi kèm tất cả chứng cứ chứng minh người đó tham nhũng, và các thông tin của người tham nhũng như: Tên, nơi cư trú, số điện thoại ( nếu có ), đơn vị công tác, chức vụ…. của người tham nhũng.

– Gọi đến số điện thoại đường dây nóng Thanh tra Chính phủ

Trong trường hợp công dân muốn tố cáo trực tiếp hành vi tham nhũng / hối lộ của cá nhân nào đó thì cách tố giác nhanh nhất chính là gọi đến số điện thoại đường dây nóng của Thanh tra Chính phủ để tố giác hành vi nhận hối lộ, tham nhũng tại thời điểm hiện tại của cá nhân đó.

Người tố giác tội tham nhũng gọi đến số điện thoại đường dây nóng Thanh tra Chính phủ sau: 08048228 ( giờ hành chính ), hoặc số điện thoại 0692342593 ( 24/24 ), hoặc 0911156161 ( 24/24 ).

Người tố giác cũng cần chú ý phải có đầy đủ bằng chứng chứng minh cá nhân đó tham nhũng để Cục Phòng, chống tham nhũng thanh tra chính chủ có biện pháp xử lý / can thiệp kịp thời.

– Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Phòng, chống tham nhũng

Trong trường hợp không tiện gọi điện tố giác trực tiếp, hoặc không thể gửi đơn tố cáo tham nhũng qua đường bưu điện / hòm thư điện tử thì người phát hiện có thể tố giác bằng cách nộp đơn trực tiếp đến trụ sở Cục Phòng, chống tham nhũng của thanh tra chính phủ để tố giác tội phạm.

Công dân có thể tố cáo hành vi tham nhũng bằng cách nào

( Địa chỉ trụ sở thanh tra chính phủ: Lô D29 khu đô thị mới Cầu Giấy- TP.Hà Nội – Ảnh Dân Trí )

Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở thanh tra chính phủ là cách tố cáo tham nhũng chi tiết nhất, thông qua đó người tố cáo có thời gian đẻ chuẩn bị các chứng cứ, cũng như trình bày trong đơn một cách chi tiết nhất.

Dù là hình thức tố cáo nào thì người tố giác cũng cần lưu ý vấn đề này, phải đảm bảo các thông tin chứng cứ mà mình cung cấp là chính xác, không bịa đặt, không phải theo cảm tính… Mà người tố cáo phải chịu trách nhiệm với những thông tin mà mình cung cấp là chính xác.

Các loại chứng cứ về hành vi tham nhũng mà người tố cáo có thể thu thập như: Video clip trong quá trình tham nhũng, tin nhắn, ghi âm cuộc gọi trao đổi khi tham nhũng, hoặc các loại chứng cứ liên quan khác…

2. Hành vi tham nhũng bị phạt bao nhiêu năm tù giam?

Mức phạt của loại tội này cũng tùy thuộc vào từng loại tội danh cụ thể, dưới đây là những loại tội danh và mức phạt đi kèm cho loại tội phạm này.

– Tội tham nhũng trong “tham ô tài sản”: Từ 2 năm – tử hình

Căn cứ pháp luật: Điều 353 Bộ luật hình sự 2015:

– Phạt tù từ 2 – 7 năm trong các trường hợp thuộc khoản 1, điều 353 bộ luật hình sự 2015.

– Phạt tù từ 7 – 15 năm nếu thuộc các trường hợp trong khoản 2 điều 353 bộ luật hình sự 2015

– Phạt tù từ 15 – 20 năm nếu thuộc các trường hợp quy định ở khoản 3 điều 353 bộ luật hình sự 2015

– Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu thuộc khoản 4 điều 353 bộ luật hình sự 2015

– Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. ( khoản 5 điều 353 bộ luật hình sự 2015

– Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này ( khoản 6 điều 353 bộ luật hình sự 2015 ).

– Tội tham nhũng trong “nhận hối lộ”: Từ 2 năm – tử hình

+ Phạt tù từ 2 – 7 năm đối với các hành vi tham nhũng thuộc khoản 1 điều 354 BLHS 2015

+ Phạt tù từ 7 – 15 năm đối với các hành vi tham nhũng thuộc khoản 2 điều 354 BLHS 2015

+ Phạt tù từ 15 – 20 năm đối với các hành vi tham nhũng thuộc khoản 3 điều 354 BLHS 2015

+ Phạt tù 20 năm tù hoặc tù chung thân đối với các hành vi tham nhũng thuộc khoản 1 điều 354 BLHS 2015

+ Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản ( Khoản 5 điều 354 BLHS 2015 )

+ Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này ( Khoản 6 điều 354 BLHS 2015 )

– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: Từ 1 – tù chung thân

+ Phạt tù từ 1 – 6 năm nếu thuộc các trường hợp trong khoản 1 điều 355 bộ luật hình sự 2015

+ Phạt tù từ 6 – 13 năm nếu thuộc các trường hợp trong khoản 2 điều 355 bộ luật hình sự 2015

+ Phạt tù từ 13 – 20 năm nếu thuộc các trường hợp trong khoản 3 điều 355 bộ luật hình sự 2015

+ Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân nếu thuộc các trường hợp trong khoản 4 điều 355 bộ luật hình sự 2015

+ Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản ( khoản 5 điều 355 bộ luật hình sự 2015 )

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: Từ 1 – 15 năm tù 

+ Phạt tù từ 1 – 5 năm nếu hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thuộc các trường hợp trong khoản 1 điều 356 bộ luật hình sự 2015

+ Phạt tù từ 15 – 10 năm nếu hành vi tham nhũng  thuộc các trường hợp trong khoản 2 điều 356 bộ luật hình sự 2015

+ Phạt tù từ 10 – 15 năm nếu hành vi tham nhũng  thuộc các trường hợp trong khoản 3 điều 356 bộ luật hình sự 2015

+ Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng”. ( khoản 4 điều 356 bộ luật hình sự 2015 )

– Tội tham nhũng trong “lạm quyền trong khi thi hành công vụ”: Từ 1 – 20 năm

+ Phạt tù từ 1 – 7 năm nếu hành vi thuộc các trường hợp trong khoản 1 điều 357 bộ luật hình sự 2015

+ Phạt tù từ 5 – 10 năm nếu hành vi tham nhũng thuộc các trường hợp trong khoản 2 điều 357 bộ luật hình sự 2015

+ Phạt tù từ 10 – 15 năm nếu hành vi lạm quyền  thuộc các trường hợp trong khoản 3 điều 357 bộ luật hình sự 2015

+ Phạt tù từ 15 – 20 năm nếu hành vi lạm quyền  thuộc các trường hợp trong khoản 4 điều 357 bộ luật hình sự 2015

+ Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng ( khoản 5 điều 357 bộ luât hình sự 2015 )

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi: Từ 1 năm tù – tù chung thân

– Phạt tù từ 1- 6 năm nếu thuộc các trường hợp trong khoản 1 điều 358 bộ luật hình sự 2015

– Phạt tù từ 6 – 13 năm nếu thuộc các trường hợp trong khoản 2 điều 358 bộ luật hình sự 2015

– Phạt tù từ 13 – 20 năm nếu thuộc các trường hợp trong khoản 3 điều 358 bộ luật hình sự 2015

– Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân nếu thuộc các trường hợp trong khoản 4 điều 358 bộ luật hình sự 2015

– Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng ( khoản 5 điều 358 BLHS 2015 )

Như vậy, trên đây là các mức phạt cụ thể cho từng loại tội danh tham nhũng, công dân khi phát hiện người có hành vi tham nhũng có thể gọi điện đến số điện thoại đường dây nóng tố cáo tham nhũng Thanh tra Chính phủ để tố giác tội phạm và có biện pháp xử lý kịp thời.

Số điện thoại đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng

Đường dây nóng tố cáo cho vay nặng lãi, tín dụng đen

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789