Home / Pháp luật / Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

Câu hỏi thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án hiện nay như thế nào? Hiện nay tình trạng tranh chấp kinh doanh thương mại giữa các công ty với công ty, cá nhân với doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến, và hầu hết các doanh nghiệp đều dùng phương pháp giải quyết tại Tòa án. Đây được coi là phương pháp truyền thống phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.

Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án

Ngoài phương pháp giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án ra thì còn phương pháp khác cũng đang được nhiều người sử dụng, đó chính là bằng con đường trọng tài.

Tuy nhiên, hình thức giải quyết bằng trọng tài thương mại này chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam, do đó dưới đây chúng tôi chỉ giới thiệu đến các bạn những câu hỏi, thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, phương pháp giải quyết bằng trọng tài thương mại chúng tôi sẽ hướng dẫn và phân tích cụ thể ở bài chia sẽ sau.

1. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án là gì?

Đây chính là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết, buộc các bên có nghĩa vụ thi hành.

– Pháp luật quy định về quyền khởi kiện như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. ( Điều 186, Bọ luật tố tụng dấn sự 2015 )

Như vậy, khởi kiện là một quyền mà pháp luật ghi nhận không bị tước bỏ dành cho tất cả mọi người để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình.

1.1. Đặc điểm của phương pháp giải quyết bằng tòa án

– Tòa án giải quyết tranh chấp trong kinh doanh khi có yêu cầu và vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

– Tòa án là cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết giải quyết tranh chấp, buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng cưỡng chế nhà nước

– Tòa án giải quyết tranh chấp trong kinh doanh theo một trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ do pháp luật qui định

1.2. Ưu, nhược điểm giải quyết tranh chấp bằng Tòa án

Ưu điểm:

+ Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ, và hiệu lực phán quyết có tính khả thi cao hơn so với trọng tài.

Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.

+ Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những thương nhân kinh doanh vi phạm pháp luật.

+ Các tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia, có điều kiện tốt hơn các trọng tài viên trong việc tiến hành điều tra, có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa.

+ Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra chi phí hành chính rất hợp lí.

Nhược điểm:

+ Thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật qui định trước đó;

+ Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài, có thể phải qua nhiều cấp xét xử, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh.

+ Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ và uy tín trên thương trường bị giảm sút.

Đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì:

+ Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt.

+ Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan, họ vẫn phải buộc sử dụng ngôn ngữ và áp dụng qui tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên.

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án

2.1. Những trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án:

– Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

– Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

– Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

– Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

(Điều 30, BLTTDS 2015 )

2.2. Thẩm quyền của Tòa án các cấp

2.2.1. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:

– Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

+ Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

+ Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

+ Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

2.2.2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

+ Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

+ Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

+ Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

+ Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

– Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

– Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

( Điều 35 – BLTTDS 2015 )

2.2.3. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện:

– Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

– Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

– Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

( Điều 36 – BLTTDS 2015 )

2.2.4. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

– Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

+ Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

+ Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

+ Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

– Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

( Điều 37 – BLTTDS 2015 )

2.2.5. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh

– Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:

+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

+ Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

– Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:

+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

+ Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định hôn nhân và gia đình chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

– Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:

+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

+ Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

– Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:

+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

+ Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định lao động chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

( Điều 38 – BLTTDS 2015 )

2.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

2.3.1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

+ Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

+ Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

+ Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

2.3.2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

+ Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

+ Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

+ Tòa án nơi người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

+ Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài;

+ Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

+ Tòa án nơi người phải thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài;

+ Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;

+ Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

+ Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;

+ Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;

+ Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

+ Tòa án nơi tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện vi

( Điều 39 – BLTTDS 2015 )

3. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

Bước 1: Khởi kiện và thụ lý vụ án

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:

Trước tiên cần làm đơn khởi kiện, trong đơn khởi kiện phải có đầy đủ thông tin liên quan của nguyên đơn, bị đơn, những người có liên quan, chứng cứ, và các thông tin cụ thể khác… ( Tham khảo khoản 4, điều 198, BLTTDS 2015 )

Nộp hồ sơ đến tòa án:

– Sau khi hoàn tất thủ hồ sơ khởi kiện thì tiến hành gửi đơn tới Tòa án. ( Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để nộp đơn )

– Hình thức nộp đơn đến Tòa án có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: Nộp trực tiếp, gửi bưu điện, gửi trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Lưu ý: Xem xét thẩm quyền của Tòa án để nộp đơn cho phù hợp, nếu không sẽ bị trả hồ sơ

Trong đơn khởi kiện phải có những thông tin và nội dung sau:

  1. a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  2. b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  3. c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

  1. d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

  1. e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

  1. g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  2. h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  3. i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Bước 2: Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án

Xử lý đơn khởi kiện:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

+ Nếu hồ sơ khởi kiện thiếu thông tin thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ xung thêm thông tin.

+ Nếu đơn kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa thì trả hồ sơ, hoặc chuyển hồ sơ cho tòa án có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho người khởi kiện

Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án

+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đúng thẩm quyền, đủ thông tin thì tiến hành thủ tục thụ lý vụ án ( Có thể tiến hành thủ tục thông thương hoặc thủ tục rút gọn – Điều kiện, thủ tục thực hiện thủ tục rút gọn được thực hiện theo khoản 1 Điều 317 – BLTTDS 2015)

( Điều 191, BLTTDS 2015 )

Tạm ứng án phí cho Tòa án

– Sau khi đã kiểm tra tính hợp lệ, đủ thông tin, thuộc thẩm quyền giải quyết thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện biết để nộp tạm ứng án phí.

– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

– Mức án phí tạm ứng phải nộp là bao nhiêu? Thẩm phán sẽ dự tính số tiền tạm ứng án phí này và thông báo cho người khởi kiện. ( khi nộp tạm ứng án phí thì tất cả đều phải có biên lai )

– Trường hợp người khởi kiện được miễn án phí thì thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện hợp lệ và đầy đủ.

( Điều 195 – BLTTDS 2015 )

Thông báo về việc thụ lý vụ án

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo cho tất cả các bên có liên quan, đồng thời thông báo Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Các thông báo này sẽ được thực hiện bằng văn bản cụ thể

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án

– Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. ( Chánh án phân công cho thẩm phán bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên )

Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo quy định của luật.

– Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ;

Trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và Tòa án phải thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

Lập hồ sơ vụ án

– Thẩm phán lập hồ sơ vụ án, tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ, làm rõ những tinh tiết khách quan của vụ án.

– Thẩm phán tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng vứ và hòa giải ( Trừ những trường hợp thuộc điều cấm của luật không được hòa giải )

Tiến hành hòa giải

+ Nếu hòa giải thành công ( Trong 7 ngày mà không có ai phản đối ) thì thẩm phán ra quết định công nhận hòa giải và gửi quyết định cho các đương sự và viện kiểm sát cùng cấp

+ Nếu hòa giải không thành công thì thẩm phán lập biên bản không thành công, đồng thời quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Xét xử sơ thẩm

– Xét sử sơ thẩm là lần xét xử đầu tiên. Trong lần này phải có đầy đủ các đương sự ở Tòa án, nếu thiếu 1 trong các đương sự, người đại diện hợp pháp… của 1 trong các bên thì vụ án sẽ được hoãn ( trừ trường hợp người đó có đơn vắn mặt )

– Nếu hoãn thì sẽ  được triệu tập lần thứ 2, nếu lần 2 mà vẫn vắng mặt mà không có đơn vắng mặt, hoặc không vì trường hợp bất khả kháng thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện.

– Trường hợp vụ án vẫn được diễn ra theo hình thức xét xử vắng mặt thì lúc này bên đó sẽ không có quyền phản bác cũng như không thể bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình

Bước 5: Xét xử phúc thẩm

– Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xem xét lại bản án, quyết định này.

– Đương sự có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

– Thời hạn kháng cáo đối với tòa cấp sơ thẩm của viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 1 tháng kể từ ngày tuyên án

– Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền giữ nguyên, sửa, hủy toàn bộ, hoặc hủy 1 phần của bản án sơ thẩm, sau đó chuyển hồ sơ cho toàn án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm hoặc  đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyêt vụ án.

– Bản án phúc thẩm có hiệu lực từ ngày tuyên án

Bước 6: Xem xét lại bản án có hiệu lực

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm.

– Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong những trường hợp sau:

+ Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo đảm.

+ Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn tới việc ra bản án, quyết định không đúng, dẫn tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được bảo đảm, gây thiệt hại cho người thứ 3, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong những trường hợp sau:

+ Mới phát hiện được tình tiết mới của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án

+ Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ

+ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, hoặc cố ý kết luận trái pháp luật

+ Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định củ cơ quan nhà nước căn cứ vào đó để giải quyêt vụ án đã bị hủy bỏ

Bước 7: Thi hành bản án, quyết định của Tòa án

Đây là bước cuối cùng của vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án. Ở bước này thì các bên có quyền thỏa thuận với nhau về việc thi hành án ( Thỏa thuận không được trái pháp luật và đạo đức xã hội )

– Khi các bên thỏa thuận cách thức và hình thức thi hành án thì kết quả thỏa thuận này sẽ được công nhận.

– Nếu đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thì có quyền yêu cầu cơn quan thi hành án áp dụng biện pháp thi hành án theo bản án, quyết định trước đó.

– Nếu đương sự có điều kiện để thi hành án mà không tự nguyện thì sẽ bị thi hành án theo hình thức cưỡng chế.

Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, đương sự có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án.

Sau 5 ngày kể từ ngày có yêu cầu, cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789