Giấy vay nợ viết tay có giá trị pháp lý trong bao lâu? Giấy nợ viết tay có được xem là chứng cứ để đòi nợ không? Giấy viết tay cho mượn tiền có được sử dụng là bằng chứng mượn tiền để khởi kiện trước Tòa án không? Dưới đây văn phòng trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam sẽ phân tích một cách cụ thể và chi tiết để các bạn hiểu rõ hình thức viết giấy tay mượn tiền này.
Vấn đề cho vay tiền tiền không làm hợp đồng cụ thể mà chỉ viết giấy tay là vấn đề rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày, hầu hết những người cho vay tiền mà không thực hiện hợp đồng công chứng, chỉ viết giấy tay mượn tiền chủ yếu là người quen, bạn bè do tin tưởng nhau nên họ không thực hiện hợp đồng cam kết, do vậy khi phát sinh tranh chấp, kiện tụng đòi tiền cũng dẫn đến những khó khăn nhất định.
Bấm vào mục lục để đi đến nội dung bạn cần tìm nhanh hơn.
1. Giấy nợ viết tay có được xem là chứng cứ mượn tiền?
– Trả lời: Giấy nợ viết tay được lập bằng văn bản có chữ ký của 2 bên là một tài liệu có thể đọc được cho nên được xem như là một chứng cứ vay tiền, giấy mượn nợ viết tay cũng là một hình thức giao dịch dân sự hợp pháp, do vậy nó cũng là một chứng cứ hợp pháp khi có kiện tụng, tranh chấp dân sự tại Tòa án.
Căn cứ pháp lý cho điều này, chúng tôi xin dẫn điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:
“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”1.
Như vậy, giấy nợ viết tay được thiết lập bằng văn bản có chữ ký của 2 bên là một tài liệu có thể đọc được, do vậy căn cứ quy định tại khoản 1 điều 119 Bộ luật dân sự 2015 thì giấy viết tay mượn tiền được xem là một chứng cứ hợp pháp.
Tuy nhiên, loại giấy nợ viết tay chỉ được xem như một một chứng cứ hợp pháp nếu nó tuân thủ các quy định của pháp luật quy định. Điều kiện để giấy nợ viết tay có hiệu lực phải tuân thủ đúng những quy định tại điều 117 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”2.
Như vậy, giấy mượn nợ viết tay chỉ có hiệu lực nếu đáp ứng được những vấn đề được quy định tại điều 117 Bộ luật dân sự 2015, nếu không tuân thủ những quy định trên thì giấy mượn tiền viết tay sẽ bị vô hiệu, các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận trước đó.
2. Giấy vay nợ viết tay có giá trị pháp lý trong bao lâu?
– Trả lời: Giấy vay nợ viết tay có giá trị pháp lý cho đến khi các bên chấm dứt giao dịch vay tiền, trường hợp đến thời hạn trả nợ nhưng bên vay không trả tiền thì giấy nợ viết tay không bị giới hạn về thời gian khởi kiện đòi lại số tiền gốc đã cho vay, nhưng bị giới hạn về thời gian khởi kiện đòi tiền lãi trong 2 năm.
Chúng tôi xin trích dẫn văn bản hướng dẫn của hội đồng thẩm phán nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số vấn đề trong tố tụng dân sự để làm rõ hơn vấn đề này dưới đây.
Căn cứ pháp lý quy định tại Khoản 3 điều 23 nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO hướng dẫn cụ thể như sau:
“Điều 23. Về thời hiệu khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 159 của BLTTDS
3. Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất), thì giải quyết như sau:
a) Đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự thì áp dụng thời hiệu quy định trong văn bản quy phạm pháp luật tương ứng đối với loại giao dịch đó.
Ví dụ: Tranh chấp về hợp đồng thuê nhà thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng cho thuê tài sản được xác định theo quy định tại Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm.
b) Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện“3.
Như vậy, theo quy định tại điều 23 nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO thì giấy vay nợ viết tay, hợp đồng vay tiền viết tay không bị áp dụng thời hiệu để khởi kiện đòi lại số tiền gốc mà họ đã cho vay trước đó, nhưng bị áp dụng thời hiệu khởi kiện để khởi kiện đòi tiền lãi.
Ví dụ: “Ngày 01-01-2008, A cho B vay 500 triệu đồng, thời hạn vay là 1 năm. Đến ngày 01-01-2009, B không trả tiền gốc và tiền lãi. Đến ngày 03-4-2011, A khởi kiện yêu cầu buộc B trả lại khoản tiền gốc và tiền lãi”. Trường hợp này sẽ được Tòa án xử lý như sau:
+ Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì Tòa án sẽ không giải quyết yêu cầu này của bạn, bởi vì đã hết thời hiệu khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện là 2 năm, mà từ ngày 01-01-2009 đến 03-04-2011 mới khởi kiện thì đã hết hạn khởi kiện 3 tháng 2 ngày.
+ Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung. Tòa án sẽ giải quyết theo yêu cầu trả lại số tiền gốc là 500 triệu đồng, chứ không giải quyết tiền lãi vay.
Như vậy, trong thời hạn 2 năm kể từ khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ (không trả tiền gốc lẫn tiền lời, hoặc vi phạm nghĩa vụ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bạn) thì bạn phải nộp đơn khởi kiện ra Tòa án để được giải quyết đòi tiền lãi.
Còn đối với số tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện đòi lại, do vậy bạn có thể khởi kiện để yêu cầu trả lại số tiền gốc mà bạn đã cho mượn trước đó lúc nào cũng được, tuy nhiên các bạn cần phải cung cấp chứng cứ, giấy tờ liên quan vụ việc một cách đầy đủ, nếu để lâu quá có thể những loại giấy tờ viết tay mượn tiền bị mất, nát, hoặc hư hỏng không thể đọc được… Thì cũng gây khó khăn cho việc khởi kiện.
Cho nên, nếu phát hiện bên vay mà vi phạm nghĩa vụ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn cần nhanh chóng yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, nếu bên vay vẫn cố tình không thực hiện nghĩa vụ thì bạn phải nộp đơn ra Tòa án trong thời gian 2 năm đó để được hỗ trợ giải quyết yêu cầu thanh toán cả gốc lẫn tiền lãi cho vay.
Trên đây văn phòng trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam đã trả lời các bạn câu hỏi giấy vay nợ viết tay có giá trị pháp lý trong bao lâu? Giấy nợ viết tay có được xem là chứng cứ mượn tiền không? Hy vọng sẽ giúp các bạn thực hiện công việc nhằm đòi lại quyền, lợi ích hợp pháp của mình một cách hiệu quả và đúng pháp luật. Chúc các bạn thành công!
Tin tức liên quan khác:
One comment
📌 Đọc thêm: Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì? Xử lý như thế nào?