Nộp và gửi đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu để được giải quyết? Những ai có thẩm quyền nhận đơn tố giác đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết đơn tố cáo tội phạm? Dưới đây, văn phòng trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam sẽ giải đáp để các bạn hiểu một cách chính xác nhất.
Vấn đề lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những vấn đề xảy ra khá phổ biến trong các giao dịch dân sự thông thường trong cuộc sống, đặc biệt trên mạng internet và trên mạng xã hội, tình trạng quảng cáo bán hàng online không đúng sự thật, bán hàng kém chất lượng, thậm trí là lừa đảo không cung cấp sản phẩm sau khi nhận tiền của khách hàng.
Do đó, nếu người bị hại bị các đối tượng này lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc phát hiện các cửa hàng trên mạng có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cũng cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ trình báo đến cơ qua chức năng để giải quyết được kịp thời.
Bấm vào mục lục để đi đến nội dung bạn cần tìm nhanh hơn.
Gửi đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu để được giải quyết?
1. Như thế nào là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Trước khi tiến hành nộp đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người làm đơn tố cáo cũng cần phải xác định xem, người đó có phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không, từ đó có biện pháp cũng như cách thức tố giác được chính xác, khách quan.
Căn cứ pháp lý tại khoản 1 điều 174 bộ luật hình sự 2014 quy định cụ thể về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại”.
Như vậy, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác, tài sản chiếm đoạt được có giá trị trừ 2 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng phải thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d của khoản 1 điều 174 bộ luật hình sự 2015.
2. Nộp gửi đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu?
– Trả lời: Khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người bị hại có thể gửi và nộp đơn tố cáo đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nơi đối tượng lừa đảo đang sinh sống, hoặc Công an phường, thị trấn, Đồn Công an, Công an xã nơi người bị hại đang sinh sống.
Căn cứ pháp lý tại điểm a, b khoản 1 điều 145 bộ luật tố tụng hình sự và khoản 3 điều 146 bộ luật tố tụng hình sự quy định trách nhiệm, thẩm quyền tiếp nhận tố giác tội phạm như sau:
Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Khoản 3 điều 146 bộ luật tố tụng hình sự quy định về tiếp nhận tố giác tội phạm như sau:
Điều 146. Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
3. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Như vậy, ngoài những cơ quan liệt kê ở trên ra thì pháp luật còn quy định các cơ quan khác có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, do đó tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà người bị hại có thể nộp đơn đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở những cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục tiếp nhận tin tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Trường hợp 1: Người dân nộp đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở cơ quan điều tra, viện kiểm sát.
Khi người tố giác nộp đơn ở 2 cơ quan này sẽ được ngay lập tức tiếp nhận hồ sơ một cách nhanh chóng.
+ Đầu tiên, nếu như đơn tố giác được nộp đúng thẩm quyền giải quyết của cơ quan điều tra, viện kiểm sát thì họ sẽ lập biên bản tiếp nhận đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người tố giác, đồng thời ghi vào sổ tiếp nhận.
Trong quá trình tiếp nhận đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cơ quan điều tra, hoặc viện kiểm sát họ cũng có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh quá trình tiếp nhận đơn trình báo của người bị hại.
Trong trường hợp mà đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó không đúng thẩm quyền thì họ sẽ chuyển hồ sơ của người tố giác đó đến cơ quan điều tra, hoặc viện kiểm sát theo đúng thẩm quyền tiếp nhận.
+ Tiếp theo, khi xem xét hồ sơ, đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản có các căn cứ chứng minh cụ thể thì họ sẽ kiến nghị khởi tố vụ án để tiến hành điều tra.
– Trường hợp 2: Người dân nộp đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an.
+ Đầu tiên, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an nhận đơn tố cáo tội phạm thì họ cũng sẽ lập biên bản tiếp nhận đơn tố giác đó, đồng thời họ sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ một số bằng chứng, vật chứng trong đơn trình báo đó.
( Nộp và gửi đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu để được giải quyết? Ảnh minh họa )
Ngoài ra, công an xã cũng có thể tiến hành thủ tục cần thiết để lấy lời khai ban đầu của người tố giác tội phạm
+ Tiếp theo, họ sẽ chuyển ngay đơn tố cáo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó đến cơ quan điều tra có thẩm quyền. Khi chuyển hồ sơ tố giác thì họ cũng đồng thời chuyển kèm theo toàn bộ những chứng cứ, tài liệu, vật chứng, và các thông tin liên quan khác cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Như vậy, thông qua quy trình tiếp nhận đơn tố giác tội phạm trên thì chúng ta có thể thấy, việc người tố giác nộp trực tiếp đơn đến cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát sẽ được thụ lý và giải quyết nhanh hơn so với hình thức nộp đơn tố giác tại công an xã, phường, thị trấn, hoặc đồn công an.
4. Một số lưu ý khi nộp đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
– Thứ 1, nộp đơn đúng thẩm quyền theo lãnh thổ.
Khi người tố giác nộp đơn tố cáo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở cơ quan điều tra, viện kiểm sát thì nộp ở cơ quan điều tra, viện kiểm sát khu vực đối tượng lừa đảo đang sinh sống, làm việc, học tập, hoặc nơi đặt trụ sở của công ty, doanh nghiệp, tổ chức lừa đảo.
Đây là nguyên tắc tiếp nhận đơn tố giác tội phạm theo thẩm quyền lãnh thổ, cách tốt nhất là người bị hại làm một đơn tố cáo và gửi đến cơ quan điều tra, hoặc viện kiểm sát tại khu vực mà đối tượng lừa đảo đang sinh sống, làm việc, học tập để được thụ lý vụ án, đồng thời kiến nghị khởi tố vụ án hình sự được nhanh nhất.
Việc kiến nghị khởi tố một vụ án hình sự là do viện kiểm sát kiến nghị, do đó người bị hại cần xác định thẩm quyền theo khu vực để được giải quyết một cách nhanh nhất.
Trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng mà không biết đối tượng đang ở đâu thì người bị hại có thể nộp đơn tố cáo đến công an xã, phường, thị trấn, hoặc đồng công an tại khu vực mà người bị hại đang sinh sống.
– Thứ 2, nộp đơn cần có bằng chứng lừa đảo cụ thể
Điều này là tất nhiên, nếu một người chỉ nộp đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà không có chứng cứ chứng minh tội phạm thì có thể sẽ không được giải quyết, hoặc thậm trí là vi phạm pháp luật về tội vu khống người khác.
( Tin nhắn khi giao dịch cũng được coi là bằng chứng lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Ảnh minh họa, nguồn: An ninh thế giới )
Chứng cứ lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Bao gồm những gì? Theo quy định của pháp luật, tại Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về nguồn chứng cứ như sau:
“Điều 87. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định”.
Theo đó, người bị hại, người nộp đơn tố cáo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể thu thập chứng cứ bị lừa đảo bằng hình thức cung cấp tin nhắn, ghi âm cuộc gọi, hình ảnh trong quá trình giao dịch, các vật chứng ( ví dụ sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm sai chủng loại như quảng cáo… ), các biên lai chuyển khoản, giấy tờ nhận tiền, hoặc có thể mời người làm chứng (nếu có), và các nguồn chứng cứ khác…
Như vậy, trên đây là giải đáp câu hỏi nộp và gửi đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu cho đúng thẩm quyền giải quyết? Cũng như các lưu ý cụ thể khi nộp đơn tố giác tội phạm. Hy vọng, các bạn sẽ sớm đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chúc các bạn thành công!
Tin tức pháp luật liên quan khác:
– Thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo chiếm đọa tài sản
– Số điện thoại tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng
– Bị lừa đảo chuyển tiền qua banking có lấy lại được không?
– Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội Facebook
5 tin tức liên quan:
📌 Đọc thêm: Thẩm quyền giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2021
📌 Đọc thêm: Cách xử lý khi bị lộ số CMND CCCD - Tình Báo Hoàn Cầu ™
📌 Đọc thêm: Gửi ảnh CMND CCCD cho người khác có sao không?
📌 Đọc thêm: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất kèm cách ghi và nộp
📌 Đọc thêm: Bỗng dưng bị bêu ảnh lên Facebook để đòi nợ? Cách xử lý triệt để