Home / Pháp luật / Hợp đồng vay tài sản là gì? Cách tính lãi xuất cho vay đúng pháp luật

Hợp đồng vay tài sản là gì? Cách tính lãi xuất cho vay đúng pháp luật

Hợp đồng vay tài sản là gì? Trong cuộc sống thường ngày việc vay mượn tài sản diễn ra rất phổ biến, thế nhưng nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 hình thức vay và thuê tài sản, vậy thì khái niệm, sự khác nhau của 2 hình thức này như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích và nêu ví dụ, phân tích những hình thức của hợp đồng vay tài sản để các bạn hiểu rõ một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.

Khái niệm hợp đồng vay tài sản là gì?

1. Khái niệm hợp đồng vay tài sản là gì?

Theo Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

– Mục đích sử dụng tài sản vay: “Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích”. ( Theo Điều 467 bộ luật dân sự 2015 )

– Kể từ thời điểm nhận tài sản thì người vay trở thành chủ sở hữu của tài sản đó. Việc trở thành chủ sở hữu tài sản không có nghĩa là có mọi quyền định đoạt tài sản, bên vay chỉ được sử dụng các quyền sử dụng tài sản theo thỏa thuận trong hợp đồng.

– Hiện tại có 2 loại hợp đồng vay tài sản, đó là hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn và hợp đồng vay không có kỳ hạn.

+ Trong hợp đồng vay có kỳ hạn thì được chia thành 2 loại nhỏ, đó là hợp đồng có kỳ hạn có lãi xuất và không có lãi xuất

+ Trong hợp đồng vay không có kỳ hạn cũng được chia thành 2 loại nhỏ, đó là hợp đồng vay không có kỳ hạn không có lãi xuất và có lãi xuất.

Bấm vào đây để tải xuống mẫu hợp đồng vay tài sản mới nhất ⇓

1.1. Tài sản bao gồm những gì?

Theo Điều 105 BLDS 2015 quy định thì tài sản bao gồm các loại sau: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, bất động sản và động sản ( Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai ).

“Điều 105. Tài sản – Bộ luật dân sự 2015:

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

– Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Ví dụ tài sản là tiền, vàng, trái phiếu, séc…

Lưu ý, sổ đỏ không phải là tài sản, bởi vi nó không phải là vật, cũng không phải là tiền hay giấy tờ có giá. Đó chỉ là một chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất, nó ghi nhận quyền tài sản của người sử dụng đất.

– Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm những gì? Bao gồm các loại tài sản chưa hình thành; các loại tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Ví dụ: căn hộ chung cư đang trong quá trình xây dựng theo hồ sơ dự án sẽ được xây dựng, hoa màu sẽ được thu hoạch….

Tiền lương cũng là tài sản được hình thành trong tương lai nếu người hưởng lương làm việc bình thường ở một công ty, không vi phạm các quy định của công ty và pháp luật

1.2. Nghĩa vụ của bên cho vay tài sản

Bên cho vay tài sản có những nghĩa vụ sau đây:

– Bên cho vây phải giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.

– Bên cho vay phải bồi thường thiệt hại cho bên vay nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

– Bên cho vay không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, ( bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn trong trường hợp hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn và được bên vay đồng ý ).

“Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay – Bộ luật dân sự 2015:

1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.

2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác”

1.3. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản

Căn cứ Điều 466 Bộ Luật Dân Sự 2015 thì bên vay tài sản có những nghĩa vụ sau đây:

– Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ví dụ về hợp đồng vay và trả tài sản đúng số lượng, chất lượng: ông A cho ông B vay 5 chỉ vàng 9999 thì khi trả, ông B cũng phải trả đúng 5 chỉ vàng 9999 cho ông A, không có chuyện vay 5 chỉ vàng 9999 mà lúc trả lại trả 5 chỉ vàng 18k )

– Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Ví dụ, năm 2015 ông A cho ông B vay 5 chỉ vàng 9999, đến năm 2020 đến hạn trả thì ông B phải trả cho ông A đúng 5 chỉ vàng 9999, hoặc phải trả bằng tiền theo giá trị vàng ở thời điểm năm 2020 ( nếu ông A đồng ý ).

– Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các trường hợp địa điểm trả nợ thì thường được các bên thỏa thuận, thông thường người đi vay tới địa chỉ của người cho vay để trả. ( Cũng theo ví dụ trên, nếu ông A ở Vũng Tàu, ông B ở Thành Phố Hồ Chí Minh thì khi trả vàng, ông B phải tới nhà của ông A ở Vũng Tàu để trả vàng cho ông A )

– Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của BLDS 2015. ( tính 10%/năm của khoản tiền trả chậm )

+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ví dụ: Lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng là 10%/năm, nợ gốc còn 50 triệu mà chưa trả thì bên vay phải trả thêm khoản nợ quá hạn là 15%/năm của 50 triệu quá hạn này. ( phải trả thêm nợ quá hạn là 7,5 triệu / 1 năm )

1.4. Cách tính lãi suất cho vay đúng luật

– Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

– Các bên có quyên tự thỏa thuận về mức lãi suất vay, nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

– Nếu các bên tự thỏa thuận lãi suất nhưng vượt quá 20%/năm thì mức lãi suất này không có hiệu lực.

– Lãi xuất trong hông xác định rõ lãi xuất.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn ( tức 10%/năm của khoản tiền vay ).

“Điều 468. Lãi suất – Bộ luật dân sự 2015:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”.

II. Các loại hợp đồng vay tài sản

2.1. Hợp đồng vay không kỳ hạn

– Hợp đồng vay không kỳ hạn, không lãi suất

Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thế nào là một khoảng thời gian hợp lý? Tùy thuộc vào từng tính chất của tài sản, giá trị của tài sản, mục đích sử dụng của tài sản vay mà từ đó có thể căn cứ, xác định một khoảng thời gian hợp lý.

– Hợp đồng vay không kỳ hạn, có lãi suất

Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

“Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn – Bộ luật dân sự 2015:

1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý”.

2.2.. Hợp đồng vay có kỳ hạn

Điều 470 bộ luật dân sự 2015 chia 2 hình thức này như sau:

– Hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi

Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn nếu được bên vay đồng ý.

– Hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi suất

Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

( Điều 470 BLDS 2015 )

III. Hình thức chơi họ, hụi, biêu, phường

Điều 471 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường

1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.

4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi”.

– Thông thường, lãi suất vay quá 20%/năm được gọi là tín dụng đen, cho vay nặng lãi. Nếu bắt gặp trường cho vay nặng lãi, các bạn hãy tham khảo cách đối phó, tố giác tín dụng đen đến cơ quan công an để nhận hướng dẫn kịp thời. Tìm hiểu cách đối phó, quy trình tố giác, số điện thoại công an tố giác cho vay nặng lãi, tín dụng đen để biết thêm chi tiết.

Như vậy, trên đây là giải thích thuật ngữ hợp đồng cho vay tài sản la gì, luận văn hợp đồng vay tài sản và các hình thức cho vay, cách tính lãi xuất vay theo quy định của pháp luật, các bạn cần giải đáp thêm bất kỳ một câu hỏi nào liên quan vui lòng để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp các bạn một cách chi tiết. Chúc các bạn thành công!

IV. Dịch vụ tư vấn giải quyết hợp đồng vay tài sản

Hiện tại, văn phòng trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam đang cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết các tranh chấp hợp đồng dân sự, các bạn khi cần thuê luật sư tư vấn, giải quyết các hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê… Hãy liên hệ đến văn phòng trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.

Văn phòng trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam bao gồm các luật sư giỏi dày dạn kinh nghiệm, đội ngũ điều tra viên có thâm niên nhiều năm trong ngành, chúng tôi cung cấp dịch vụ này nhằm giúp khách hàng giải quyết những hợp đồng vay tài sản và các hợp đồng giao dịch dân sự khác khi có xảy ra tranh chấp một cách chuyên nghiệp.

Tất cả quá trình tư vấn, thực hiện giải quyết hợp đồng giao dịch dân sự đều được các luật sư của trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam thực hiện theo tinh thần đúng quy định của pháp luật, do vậy các bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi xảy ra các tranh chấp cho vay, thuê tài sản của mình.

Ngoài ra, với đội ngũ điều tra viên, thám tử tư đông đảo, chuyên nghiệp và lành nghề, chúng tôi thực hiện một số công việc điều tra, thu thập chứng cứ bổ xung nhằm giúp khách hàng chiếm ưu thế hơn, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong tranh chấp một cách tốt nhất.

Mọi thông tin chi tiết về thuê luật sư giải quyết các tranh chấp cho vay, thuê tài sản, hoặc giải quyết các loại giao dịch dân sự khác, các bạn vui lòng liên hệ đến văn phòng trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam để nhận hướng dẫn, tư vấn chi tiết hơn.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789