Home / Pháp luật / Nguyên tắc “một hành vi không bị xử lý hai lần” có bị lạm dụng?

Nguyên tắc “một hành vi không bị xử lý hai lần” có bị lạm dụng?

Nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm có nghĩa là gì? Quy định xét xử một hành vi không bị xử lý hai lần tại điều 14 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có bị lạm dụng để phạm tội nhiều lần cho 1 tội danh không? Dưới đây, trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam sẽ phân tích nguồn gốc, ý nghĩa, ví dụ cụ thể về nguyên tắc Một hành vi không bị xử lý hai lần để các bạn hiểu một cách cụ thể và chính xác nhất.

Nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm có ý nghĩa gì?

1. Nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm có ý nghĩa gì?

Điều 14 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm quy định cụ thể như sau: “Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm”.

1.1. Nguồn gốc của nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm:

Đây là một nguyên tắc được xác lập dựa trên điều 31 Hiến pháp Việt Nam 2013: “Không ai bị kết án hai lần vì một tội”. Sỡ dĩ trong hiến pháp Việt Nam có quy định như vậy là do công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 mà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã tham gia. Nguyên tắc về quyền dân sự, chính trị của công ước quốc tế được quy định cụ thể tại điều 14.

Điều 14 công ước quốc tế quy định cụ thể như sau: “Không ai bị đưa ra xét xử hoặc bị trừng phạt lần thứ hai về cùng một tội phạm mà người đó đã bị kết án hoặc đã được tuyên trắng án phù hợp với pháp luật và thủ tục tố tụng hình sự của mỗi nước”.

Xuất phát từ công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia thì phải tuân thủ trong mọi truy trình thủ tục tố tụng của mình, trong đó trong thủ tục tố tụng hình sự, dân sự, hành chính đều được áp dụng một cách triệt để, đồng thời được cụ thẻ hóa trong hiến pháp – 1 văn bản pháp luật có giá trị cao nhất của quốc gia.

1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc một hành vi không bị xử lý hai lần tại Điều 14 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Nguyên tắc này thể hiện tinh thần nhân đạo và bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, được công ước quốc tế cụ thể hóa tại điều 14 nêu trên.

nguyên tắc một hành vi không bị xử lý hai lần tại Điều 14 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Các cơ quan tiến hành tố tụng của mỗi quốc gia khi tiến hành các thủ tục tố tụng của mình tuyệt đối không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và kết án đối với một người mà hành vi của người đó đã bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án trước đó, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.

Trong quá trình giải quyết vụ án nếu xác định được hành vi phạm tội đã bị xử lý bằng quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật trước đó rồi thì phải đình chỉ vụ án.

Về nguyên tắc này, người phạm tội khi đã bị xét xử về tội phạm do mình thực hiện và đã có bản án có hiệu lực pháp luật thì không phải chịu thêm bất kỳ một sự kết án nào khác về tội phạm đó nữa.

1.3. Ví dụ về không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm trong điều 14 bộ luật tố tụng hình sự 2015

Vú dụ: Người phạm tội bị kết án 3 năm tù giam theo khoản 1 Điều 174 bộ luật hình sự 2015, bản án này đã có hiệu lực pháp luật, người phạm tội đã chấp hành xong bản án, nhưng sau đó anh ta lại tiếp tục phạm tội tại khoản 1 Điều 174 thì người phạm tội sẽ không bị kết án theo khoản 1 Điều 174 nữa, mà sẽ chuyển qua tội danh khác.

Ví dụ về không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm trong điều 14 bộ luật tố tụng hình sự 2015

Khi chuyển qua tội danh khác thì tội danh mới sẽ nhẹ hơn hay nặng hơn so với bản án trước đó? Tùy thuộc vào từng trường hợp người phạm tội cụ thể mà mức án cho bản án sau có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với bản án trước đó.

Ví dụ về bản án sau nhẹ hơn bản án trước:

Người phạm tội mà bị kết án tại khoản 2 điều 168 bộ luật hình sự 2015 ( cướp tài sản ) thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, bản án này đã có hiệu lực pháp luật, đã chấp hành thi hanh án xong.

Nhưng sau khi chấp hành án, được thả tự do mà người đó vẫn tiếp tục phạm tội giống như lần trước thì người này sẽ không bị xử phạt, kết án về tội danh này nữa, mà sẽ bị xử phạt tội lừa đỏ chiếm đoạt tài sản, khung hình phạt cho tội này tại khoản 1 chỉ từ 6 tháng đến 3 năm, tại khoản 2 là từ 2 – 7 năm.

Như vậy, rõ ràng là bản án sau sẽ thấp hơn, nhẹ hơn so với bản án trước đó. Và đây là một trong những nguyên tắc trong tố tụng hình sự bảo đảm được tính nhân đạo mà công ước quốc tế đã ban hành.

Nói chung, đa số người đã từng vi phạm về một tội danh trước đó mà sau vẫn vi phạm cùng 1 tội danh đo thì hầu hết đều được chuyển qua tội danh khác có khung hình phạt nhẹ hơn, bảo đảm được nguyên tắc nhân đạo.

Vậy thì, có phải người phạm tội sẽ lợi dụng vấn đề này để tiếp tục vi phạm pháp luật không? Hoàn toàn không phải như vậy, khi người phạm tội đã bị kết án rồi mà vẫn vi phạm tiếp tục về hành vi đó thì vẫn có thể sẽ bị kết án với mức án cao hơn so với bản án trước đó. Tuy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà có thể vẫn sẽ bị kết án với mức án cao hơn.

2. Vụ án “một hành vi bị xử lý hai lần” do nhầm lẫn ở Lâm Đồng

(PLVN) – Trong đơn thư gửi Báo PLVN, vợ chồng ông Lê Trần Hoan và bà Nguyễn Thị Liễu ở xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) kêu cứu việc con trai họ là bị cáo Lê Trần Hưng bị kết án 2 lần về cùng một hành vi phạm tội, điều này vi phạm nghiêm trọng quy tắc xét xử trong tố tụng hình sự.

2.1. Nội dung vụ án vi phạm nguyên tắc “không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm” ở Lâm Đồng

Cụ thể, năm 2013 trong lúc Lê Trần Hưng đang chấp hành bản án 30 tháng tù treo, thử thách 60 tháng về tội “Cố ý gây thương tích” thì vào tháng 5/2019 bị cáo Lê Trần Hưn lại tiếp tục bị Tòa án kết án 5 năm tù giam cũng về chính hành vi “Cố ý gây thương tích” nêu trên.

Vụ án "một hành vi bị xử lý hai lần" do nhầm lẫn ở Lâm Đồng

( Ông Hoan, bà Liễu kêu oan việc con trai họ bị kết án 2 lần về một hành vi phạm tội xảy ra từ 6 năm trước – Ảnh: Báo Pháp Luật )

Theo nội dung vụ án, ngày 27/8/2013 do tranh chấp lối đi, giữa bị cáo Lê Trần Hưng với 2 anh em người hàng xóm là Nguyễn Tấn Viên, Nguyễn Tấn Vĩnh xảy ra mâu thuẫn. Quá trình xô xát, ẩu đả, Lê Trần Hưng đã gây thương tích cho anh Nguyễn Tấn Viên là với tỉ lệ thương tật là 18%; và anh Nguyễn Tấn Vĩnh là 11%. ( Phạm tội thuộc khoản 1 điều 134 BLHS 2015 )

Tại bản án sơ thẩm (ngày 26/12/2014) Tòa án nhân dân huyện Đức Trọng kết án Lê Trần Hưng 30 tháng tù treo về tội “Cố ý gây thương tích”, thời gian thử thách 60 tháng. Tòa cũng tuyên buộc bị cáo phải bồi thường cho các bị hại và tuyên giao bị cáo cho địa phương quản lý, giáo dục.

Bản án sơ thẩm số 61 ngày 17/5/2019 của Tòa án nhân dân huyện Đức Trọng xét xử lại vụ án, tại trang 5 (bên phải) thể hiện rõ quan điểm của Viện Kiểm Sát về việc Tòa án Cấp cao “quên” đình chỉ thi hành án khiến bị cáo Lê Trần Hưng bị kết án hai lần vì một tội phạm.

Vụ án "một hành vi bị xử lý hai lần" do nhầm lẫn ở Lâm Đồng

( Bản án sơ thẩm số 61 ngày 17/5/2019 của TAND huyện Đức Trọng xét xử lại vụ án, tại trang 5 (bên phải) – Ảnh Báo Pháp Luật )

Sau đó phía người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo Lê Trần Hưng. Tuy nhiên bản án phúc thẩm số 50/2015 ngày 23/4/2015 của Tòa án nhân dâ tỉnh Lâm Đồng đã bác kháng cáo, giữ nguyên quyết định của án sơ thẩm.

Cùng ngày, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Đức Trọng ban hành Quyết đinh số 19 về việc thi hành bản án treo đối với Lê Trần Hưng. Thực hiện quyết định này, hàng tháng Lê Trần Hưng đều có mặt đầy đủ, nghiêm chỉnh chấp hành việc trình diện tại xã Hiệp Thạnh.

Ngày 13/4/2016, Chánh án Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP HCM ra kháng nghị đề nghị xử hủy phần hình phạt cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm của vụ án để xét xử lại từ đầu.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 22/2016 ngày 30/5/2016, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP HCM đã chấp nhận kháng nghị, tuyên hủy về phần hình phạt đối với bị cáo Hưng trong cả hai bản án; giao vụ án về cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại. Các nội dung khác của bản án vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành.

Quá trình điều tra lại vụ án, người bị hại Nguyễn Tấn Viên được trưng cầu giám định lại thương tật, kết quả tỉ lệ thương tật của anh Viên là 33%. Với tỉ lệ thương tật như trên, bị cáo Hưng bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích”.

Vụ án "một hành vi bị xử lý hai lần" do nhầm lẫn ở Lâm Đồng

( Bản án sơ thẩm số 61 – Ảnh Báo Pháp Luật )

Ngày 17/5/2019 TAND huyện Đức Trọng xét xử sơ thẩm lại vụ án đã tuyên bị cáo Hưng mức án 5 năm tù giam về tội “Cố ý gây thương tích”. ( Xử phạt theo khoản 3 điều 134 BLHS năm 2015 )

2.2. Vi phạm nguyên tắc một hành vi phạm tội không thể bị kết án 2 lần Điều 14 Bộ luật tố tụng hình sự 2015!

Ông Hoan, bà Liễu cho biết, mặc dù vụ án bị xử hủy để điều tra, xét xử lại từ đầu nhưng do không có Quyết định đình chỉ thi hành bản án phúc thẩm số 50 ngày 23/4/2015 của TAND tỉnh Lâm Đồng nên bị cáo Hưng vẫn tiếp tục chấp hành hình phạt 30 tháng tù treo, thời hạn thử thách 60 tháng.

Tính đến nay, hơn 5 năm 4 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực, Hưng đã chấp hành xong phần án tù treo và gần xong thời hạn thử thách. Việc TAND huyện Đức Trọng xử sơ thẩm lại, tiếp tục kết án bị cáo Hưng 5 năm tù về chính hành vi mà bị cáo đã bị kết án và đang tiếp tục thi hành án là trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng Điều 14 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

– Luật sư Nguyễn Bích Lan (VPLS số 5, Hà Nội) – Người bào chữa cho bị cáo Hưng cho biết: “Bà và cộng sự đã nghiên cứu và sao chụp toàn bộ hồ sơ vụ án, bà khẳng định thông tin bị cáo Lê Trần Hưng bị kết án 2 lần về một hành vi cố ý gây thương tích xảy ra từ năm 2013 là đúng sự thật”.

LS Lan phân tích:

Khoản 3 điều 31 Hiến pháp 2013, điều 14 BLTTHS đều quy định không ai bị kết án hai lần về một hành vi phạm tội. Ở đây, hành vi của bị cáo Hưng đã bị kết án và vẫn đang thi hành bản án 30 tháng tù treo, thử thách 60 tháng, quyết định thi hành án treo vẫn đang có hiệu lực. Đang chấp hành án treo về hành vi phạm tội này, lại tiếp tục bị tuyên một bản án tù giam khác cũng về chính hành vi phạm tội đó là trái pháp luật.”

Trong bản án sơ thẩm số 61 ngày 17/5/2019 TAND huyện Đức Trọng xét xử sơ thẩm lại vụ án, tại trang 5 cũng thể hiện ý kiến của đại diện VKS phát biểu tại phiên tòa.

Ý kiến của đại diện VKS phát biểu tại phiên tòa như sau:

Theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo, một hành vi phạm tội không thể bị xét xử hai lần và do thiếu sót của TAND Cấp cao tại TP HCM không ra Quyết định đình chỉ thi hành bản án treo nên thực tế bị cáo Hưng đã thi hành một phần bản án… Do bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, bị hại cũng có một phần sai sót nên VKS đề nghị xử phạt bị cáo Hưng 36 tháng tù cho hưởng án treo, thời hạn thử thách 60 tháng.”

Bản án sơ thẩm số 61 khi tổng hợp hình phạt tuyệt nhiên không đả động gì đến việc bị cáo Lê Trần Hưng đã chấp hành gần xong hình phạt 30 tháng tù treo, thử thách 60 tháng…

Tuy nhiên, quan điểm của Viện Kiểm Sát không được Hội Đồng Xét Xử chấp thuận, phần quyết định của bản án sơ thẩm số 61 đã tuyên phạt bị cáo Hưng 5 năm tù giam, thời hạn tù tính từ ngày bản án được thi hành, được trừ thời hạn tạm giam từ ngày 31/3/2014 đến 17/4/2014;

Bản án tuyệt nhiên không đả động gì đến việc bị cáo Hưng đã chấp hành gần xong hình phạt 30 tháng tù treo, thử thách 60 tháng cũng về chính hành vi phạm tội trên. Đây là sai sót lớn, gây phương hại nghiêm trọng đến quyền lợi của bị cáo.

Trường hợp hy hữu của bị cáo Lê Trần Hưng bị kết án hai lần vì một tội phạm trong vụ án này nhận được nhiều ý kiến bình luận của giới luật gia, luật sư.

5/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789