Home / Pháp luật / Cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh, cấp cao, tối cao, quân sự

Cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh, cấp cao, tối cao, quân sự

Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì tổ chức Tòa án nhân dân gồm mấy Tòa? Nhiệm vụ, quyền hạn của những Tòa án nhân dân các cấp như thế nào? Cơ cấu tổ chức của TAND tối cao; TAND cấp cao; TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; và Tòa án quân sự như thế nào? Dưới đây là nội dung của những vấn đề này.

1. Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì tổ chức Tòa án nhân dân gồm mấy Tòa?

– Theo tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định thì có 5 Tòa án, bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao; TAND cấp cao; TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; và Tòa án quân sự.

Căn cứ pháp lý tại điều 3 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định các cấp TAND cụ thể như sau:

“Điều 3. Tổ chức Tòa án nhân dân

1. Tòa án nhân dân tối cao.

2. Tòa án nhân dân cấp cao.

3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

5. Tòa án quân sự” 1.

Như vậy, hiện nay có tổng cộng 5 cấp Tòa án nhân nhân, mỗi TAND các cấp này sẽ có nhiệm vu, quyền hạn, cơ cấu tổ chức hoạt động cũng như thẩm quyền riêng biệt, khác nhau. Dưới đây là cơ cấu tổ chức hoạt động của 5 cấp TAND này.

2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân các cấp

2.1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao

2.1.1. Cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân tối cao bao gồm: Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; TAND tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán TAND tối cao, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.

“Điều 21. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao

1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm:

a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

b) Bộ máy giúp việc;

c) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

2. Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động” 2.

– Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao không dưới 13 người và không quá 17 người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán TAND tối cao và các Thẩm phán TAND tối cao” 3.

– Bộ máy giúp việc: “Bộ máy giúp việc của TAND tối cao gồm các vụ và các đơn vị tương đương. Chánh án TAND tối cao trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn tổ chức bộ máy; nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong bộ máy giúp việc” 4.

– Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: “Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của TAND tối cao có nhiệm vụ đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của TAND” 5.

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: “Do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước; Nhiệm kỳ của Chánh án TAND tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội; Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chánh án TAND tối cao tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chánh án TAND tối cao” 6.

– Các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: “Được Chủ tịch nước bổ nhiệm trong số các Thẩm phán TAND tối cao. Nhiệm kỳ của Phó Chánh án TAND tối cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm; Phó Chánh án TAND tối cao do Chủ tịch nước miễn nhiệm, cách chức” 7.

2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao:

“Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao

1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

2. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.

3. Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

4. Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.

5. Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.

6. Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật” 8.

2.2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao

2. 2.1. Cơ cấu tổ chức bao gồm: UBND TAND cấp cao; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên; Bộ máy giúp việc; TAND cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động”.

“Điều 30. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao

1. Cơ cấu tổ chức của TAND cấp cao gồm:

a) Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao;

b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao;

c) Bộ máy giúp việc.

2. Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động” 9.

+ Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao: “Bao gồm Chánh án, các Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án TAND tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án TAND cấp cao. Số lượng từ 1-3 người” 10.

+ Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao: “Do Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; Nhiệm kỳ của Chánh án TAND cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm”. 11.

+ Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao: “Do Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; Nhiệm kỳ của Phó Chánh án TAND cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm” 12.

+ Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao: “Gồm có Văn phòng và các đơn vị khác; Do Chánh án TAND tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các đơn vị khác thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao” 13.

2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao

“Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao

1. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND  tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

2. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng” 14.

2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao

“Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao

Tòa chuyên trách TAND cấp cao phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng” 15.

2.3. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

2.3.1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưng bao gồm: Ủy ban Thẩm phán; Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên; Bộ máy giúp việc; có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

“Điều 38. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:

a) Ủy ban Thẩm phán;

b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao.

Căn cứ quy định tại điểm này và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách;

c) Bộ máy giúp việc.

2. TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động” 16.

– Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: “Gồm Chánh án, Phó Chánh án và một số Thẩm phán. Số lượng thành viên của Ủy ban Thẩm phán do Chánh án TAND tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” 17.

– Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: “Gồm có Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương; Chánh án TAND tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương thuộc bộ máy giúp việc của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” 18.

– Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: “Do Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; Nhiệm kỳ của Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm” 19..

– Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: “Do Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; Nhiệm kỳ của Phó Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm” 20.

2.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

“Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.

2. Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

3. Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án TAND tối cao xem xét, kháng nghị.

4. Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật” 21.

2.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

“Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Sơ thẩm những vụ việc theo quy định của pháp luật;

2. Phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng” 22.

2.4. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và trương đương

2.4.1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và trương đương bao gồm: Có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính; Bộ máy giúp việc; Có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.

“Điều 45. Cơ cấu tổ chức của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao.

Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi TAND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án TAND tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.

2. Bộ máy giúp việc.

3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động” 23.

– Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương: “Do Chánh án TANDn tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; Nhiệm kỳ của Chánh án TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm” 24.

– Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương: “Do Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; Nhiệm kỳ của Phó Chánh án TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm” 25.

2.4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

Điều 44. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.

2. Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật” 26.

2.4.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

“Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

Chánh án TAND tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương” 27..

2.5. Tòa án quân sự

2.5.1. Tổ chức Tòa án quân sự bao gồm: Tòa án quân sự trung ương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Và Tòa án quân sự khu vực.

“Điều 50. Tổ chức Tòa án quân sự

1. Tòa án quân sự trung ương.

2. Tòa án quân sự quân khu và tương đương.

3. Tòa án quân sự khu vực” 28.

– Tòa án quân sự trung ương: “Bao gồm Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương; Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương; Bộ máy giúp việc; Có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức và người lao động” 29.

– Tòa án quân sự quân khu và tương đương: “Ủy ban Thẩm phán; Bộ máy giúp việc; Có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động” 30.

– Tòa án quân sự khu vực: “Bao gồm Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động” 31.

2.5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Tòa án quân sự: Các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của luật.

Trên đây là giải đáp câu hỏi Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì tổ chức Tòa án nhân dân gồm mấy Tòa? Cũng như cơ cấu tổ chức hoạt động, chức năng nhiệm vụ của từng Tòa án cụ thể theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789