Home / Pháp luật / Hướng dẫn cách làm đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

Hướng dẫn cách làm đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

Dưới đây là mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất hiện hành, các bạn có thể tải về mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng hoặc qua số điện thoại, ghi thông tin và nộp đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết kịp thời nhất.

Nhằm giúp hạn chế rủi ro khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người bị hại cần nhanh chóng làm đơn theo mẫu mới nhất, ghi đầy đủ thông tin liên hệ, chứng cứ bị lừa đảo, tài liệu và vật chứng liên quan, sau đó gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền.

Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất

👉 Bấm để tải mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất, kèm hướng dẫn cách ghi

Nội dung của đơn tố cáo như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

             TPHCM, ngày…tháng…năm 20…

 

 

ĐƠN TỐ CÁO LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của …………………..)

Kính gửi:

CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN………………………………….…

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN:………………………………………

VIỆN KIỂM SÁT ……………………………………………………………….

 

Họ và tên tôi: …………………………………………….Sinh ngày: …………………………………..

Chứng minh nhân dân / căn cước công dân, số: ………………………………………….

Ngày cấp: …………../..…………../..………… Nơi cấp: Công an tỉnh…………………………

Hộ khẩu thường trú: ……………………………….…………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………..

Họ và tên người làm chứng (nếu có):…………………………………………………………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………..

Những tài liệu, chứng kèm theo đơn kiện gồm có:
1…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

2…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

3…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

4…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

5…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

(Các thông tin khác mà người làm đơn xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án):

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Ông/Bà: ……………………………………………Sinh ngày: ………………………………

Chứng minh nhân dân / căn cước công dân, số: …………………………………………

Ngày cấp: ……………………………………Nơi cấp: …………………………..…………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………….…………………………….

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………

Vì Ông/Bà …………………………đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi.

Sự việc cụ thể như sau:

……………………………………………………………………………………………….……

……………………………………………………………………………………………….……

…………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….……

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Ông/Bà…………………..…….. đã có hành vi gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của tôi nói trên.

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, Ông/Bà ………………. đã chiếm đoạt là có giá trị là …………….triệu đồng của tôi.

Hành vi của Ông/Bà …………………. Có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” – Theo quy định tại điều 174 của Bộ luật hình sự năm 2015.

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo Ông/Bà ………………….. Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử Ông/Bà ……………….. về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

– Buộc Ông/Bà ………………….. phải trả lại tiền cho tôi, đền bù thiệt hại (nếu có).

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.

                                                                       Người tố cáo

                                                                  (ký và ghi rõ họ tên)

 

1. Thế nào là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Như vậy, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối ( đã lên kế hoạch chiếm đoạt tài sản từ trước ) để chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2 triệu đồng trở lên.

Trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các điểm a, b, c, d của khoản 1 điều 174 bộ luật hình sự 2015 thì cũng được coi là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

2. Cách ghi, làm đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất

Thành phần hồ sơ tố cáo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm:

– Thông tin Tòa án, Viện kiểm sát nộp đơn:

Ghi rõ tên Tòa án nhận đơn tố giác tội phạm. Các bạn nộp đơn đến Tòa án nào thì ghi tên Tòa án đó. Ví dụ: Kính gửi Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, hoặc kính gửi Viện kiểm sát nhân dân quận Phú Nhuận.

– Ghi thời gian nộp đơn tố cáo tội phạm:

Ghi rõ ngày, tháng, năm làm đơn tố giác tội phạm; ( Các bạn nộp đơn đến Tòa án ngày nào thì ghi ngày đó, ghi theo lịch dương )

– Thông tin của người nộp đơn tố cáo:

+ Nếu người bị hại, người nộp đơn tố cáo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là cá nhân thì ghi rõ họ và tên, địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ làm việc, số điện thoại, email ( nếu có ).

+ Nếu người nộp đơn tố cáo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tổ chức / doanh nghiệp thì ghi rõ tên cơ quan, tên doanh nghiệp, địa chỉ cơ quan, địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại, fax, email của cơ quan… ( Nếu có )

– Thông tin của những người có quyền, lợi ích liên quan:

+ Nếu người có quyền, lợi ích liên quan là cá nhân thì cung cấp thông tin chính xác về họ và tên, địa chỉ thường trú, hoặc địa chỉ tạm trú,địa chỉ nơi làm việc của người có quyền và lợi ích liên quan.

+ Nếu bên có quyền lợi ích liên quan là doanh nghiệp, cơ quan thì cung cấp thông tin về tên doanh nghiệp, thông tin đại chi trụ sở, số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

– Thông tin của đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

+ Nếu đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản là cá nhân thì ghi rõ, chính xác họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, hoặc địa chỉ hiện tại đang cư trú, địa chỉ làm việc, số điện thoại, email… của đối tượng tội phạm lừa đảo ( nếu có )

+ Nếu đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một công ty, doanh nghiệp, tổ chức nào đó thì ghi rõ tên của doanh nghiệp, tổ chức đó, kem theo địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử của doanh nghiệp, tổ chức lừa đảo (nếu có).

+ Trường hợp không biết về địa chỉ nơi cư trú, làm việc của cá nhân lừa đảo hoặc trụ sở của doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì ghi địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của đối tượng;

– Thông tin của người tiếp tay lừa đảo (nếu có)

Nếu có thông tin của những người tiếp tay, môi giới, đồng phạm trong vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì các bạn ghi chi tiết và đầy đủ, bao gồm họ tên, địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ nơi làm việc, số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có)…

– Thông tin của người làm chứng (nếu có)

Người làm chứng vụ việc bạn bị lừa đảo không nhất thiết phải có, và thường là cá nhân, các bạn ghi rõ thông tin của người làm chứng trong vụ việc để Tòa án liên hệ được dễ dàng nhất, tốt nhất có kèm theo số điện thoại của người làm chứng.

– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn tố cáo

Đây là điều vô cùng quan trọng để giúp cho quá trình khởi tố được diễn ra nhanh chóng, dựa vào những tài liệu và chứng cứ mà bạn cung cấp, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xem xét xem có đủ căn cứ để khởi tố và điều tra vụ án, từ đó giúp cho quá trình tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng được diễn ra nhanh nhất.

3. Một số lưu ý khi nộp đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

– Thứ nhất, phải đầy đủ thông tin liên hệ của người tố cáo và của đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đơn, người bị hại, người tố giác tội phạm cần ghi đầy đủ thông tin liên hệ của mình, cũng như ghi đầy đủ thông tin của đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản để cơ quan chức năng có cách liên hệ, triệu tập, lấy lời khai một cách dễ dàng.

Như chúng tôi thấy, đa số mọi người khi đi nộp đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ là quá trình kể về sự việc mình bị lừa đảo, đồng thời chỉ cung cấp được mỗi số điện thoại, hoặc số tài khoản ngân hàng của người đó. Như vậy là thiếu thông tin, quá ít thông tin.

– Thứ 2, cần phải có đầy đủ chứng cứ, tài liệu, vật chứng liên quan đến giao dịch lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tất nhiên rồi, bất kỳ một đơn tố giác tội phạm nào cũng cần phải có đầy đủ bằng chứng chứng minh vụ việc lừa đảo, nếu như không có chứng cứ mà chỉ nộp khơi khơi như vậy thì xem như là đơn nặc danh, thậm trí có thể bị tội vu khống người khác.

Các chứng cứ mà người nộp đơn cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất có thể là tin nhắn trong quá trình giao dịch, biên lai chuyển tiền, vật chứng có thể là sản phẩm kém chất lượng không đúng như cam kết, hoặc sản phẩm không đúng chủng loại như quảng cáo, và các loại tài liệu có liên quan khác…

– Thứ 3, cần phải gửi đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến đúng cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận. Nếu như người bị hại, người tố giác tội phạm mà gửi sai thẩm quyền tiếp nhận thì có thể không được giải quyết, hoặc giải quyết sẽ chậm hơn, hoặc sẽ bị trả hồ sơ.

Trên đây là một số lưu ý khi làm đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, các bạn nên thực hiện các công việc một cách đầy đủ, đúng thủ tục, trình tự và nộp đơn đến đúng cơ quan chức năng có thẩm quyền để được giải quyết vụ việc một cách nhanh nhất.

4. Cách nộp đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đúng thẩm quyền.

– Thứ nhất, bạn phải xác định đó là tội phạm gì? Nếu là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc về giao dịch dân sự thường ngày, hoặc các hợp đồng lừa đảo giữa công ty với công ty, giữa doanh nghiệp với cá nhân… Thì người làm đơn, người bị hại có thể nộp đơn đến Tòa án nhân dân quận, huyện nơi đối tượng lừa đảo đang sinh sống, hoặc nộp đơn đến Tòa án nhân dân quận, huyện nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.

– Thứ 2, trong trường hợp bạn không xác định được đối tượng đang sinh sống ở đâu, các bạn có thể nộp đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến Tòa án, hoặc Viện kiểm sát ở khu vực mà bạn đang sinh sống.

Trong trường hợp này thì quá trình giải quyết sẽ mất thời gian hơn, do họ sẽ xác minh, lấy lời khai ban đầu, kiểm tra, xác minh các thông tin chứng cứ liên quan đến vụ việc, sau đó họ mới chuyển lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết.

– Thứ 3, về hình thức nộp đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các bạn có thể gửi đến Tòa án, Viện kiểm sát bằng nhiều hình thức khác nhau như: Gửi trực tiếp tại trụ sở Tòa án, Viện kiểm sát, hoặc các bạn có thể gửi bằng đường bưu điện, hoặc cũng có thể gửi bằng hình thức gửi vào hòm thư điện tử ( nếu Tòa án, Viện kiểm sát có hình thức này ).

Theo quy định của pháp luật thì bắt buộc những đơn vị, cơ quan chức năng phải tiếp nhận đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, không được từ chối. Tuy nhiên, để cho vụ việc được thụ lý, giải quyết nhanh hơn thì ngươi bị hại, ngươi làm đơn hãy chọn cách nộp trực tiếp tại trụ sở Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền.

5. Trình tự thủ tục gửi đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất

Sau khi nắm rõ các nguyên tắc trên thì các bạn bắt đầu tải mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất về và tiến hành các thủ tục cần thiết để gửi đến cơ quan chức năng đúng thẩm quyền.

Bước 1: Ghi đầy đủ thông tin các bên liên quan vào đơn tố cáo tội phạm

Đầu tiên, các bạn tải mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất về, sau đó in ra và ghi đầy đủ thông tin như chúng tôi hướng dẫn ở mục 2. Các bạn nhớ ghi đầy đủ và chi tiết, kèm theo cả danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo trong đơn.

Bước 2: Gửi đơn kèm bằng chứng đến cơ quan chức năng có thẩm quyền

Tiếp theo, sau khi chuẩn bị chứng cứ, tài liệu và đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì các bạn nộp đến cơ quan chức năng có thẩm quyền, các bạn có thể nộp bằng nhiều hình thức như nộp trực tiếp tại trụ sở, hoặc gửi qua đường bưu điện, hoặc gửi qua hộp thư điện tử ( nếu có )

Bước 3: Tham gia các lần triệu tập hỗ trợ cơ quan chức năng khi cần thiết

Sau khi nhận đơn tố cáo của bạn, cơ quan chức năng có thẩm quyền họ sẽ xem xét các tài liệu và chứng cứ liên quan, họ sẽ xác minh vụ việc, lấy lời khai bước ban đầu…. Sau đó khởi tố vụ án.

Trong quá trình đó có thể cơ quan chức năng họ sẽ liên lạc với bạn để yêu cầu bổ xung thêm thông tin, hoặc lấy thêm lời khai, hoặc triệu tập tham gia phiên Tòa…. Các bạn cần tham gia tất cả các lần triệu tập cũng như các lần yêu cầu khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bạn.

6. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ pháp lý tại điều 174 xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản“.

Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị xử phạt mức thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc có thể bị xử phạt với mức cao nhất là tù chung thân.

Như vậy, trên đây là hướng dẫn cách tải và làm đơn tố cáo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất hiện hành, hy vọng các bạn sẽ nhanh chóng đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách nhanh nhất. Chúc các bạn thành công!

Tin tức liên quan khác:

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Nộp đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu để được giải quyết nhanh nhất?

Thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

Bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking trên mạng có lấy lại được không?

Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội chi tiết nhất

5/5 - (11 bình chọn)

3 tin tức liên quan:

  1. e nho ong kia cam xe ngay sau e dua 3trieu keu ong chuoc xe ve dum e doi di theo ong khong cho cai ong cam tien di luon gio xe voi tien khong thay dau do co phai bi lua dao ko a

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789