Home / Pháp luật / Tội bán máy in tiền giả, tiêu thụ tiền giả bị phạt bao nhiêu năm tù?

Tội bán máy in tiền giả, tiêu thụ tiền giả bị phạt bao nhiêu năm tù?

Máy in tiền polymer giả là gì? Đây là một thiết bị mà theo người quảng cáo có chức năng in ra tiền thật giống với tiền thật lên đến 99%, tùy theo mệnh giá mà máy sẽ tự pha trộn màu và in các chi tiết giống với các chi tiết trên tờ tiền thật.

Tội mua bán máy in tiền polymer giả bị phạt bao nhiêu năm tù?

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều website hướng dẫn cách làm tiền giả, thậm trí trên Youtube còn có một số Youtuber còn làm cả video hướng dẫn cách làm tiền polymer giả mệnh giá 10k, 20k, 50k, 100k, 200k, 500k… Từ đó thu hút được sự chú ý và làm cho nảy sinh ý định tiêu thụ tiền giả của rất nhiều thanh niên thiếu hiểu biết pháp luật, từ đó dẫn tới những hậu quả liên quan đến án hình sự.

1. Tội mua bán máy in tiền polymer giả bị phạt bao nhiêu năm tù?

1.1. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ theo điều 207 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ xung 2017 thì tội mua bán máy in tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ và lưu hành tiền giả có khung hình phạt thấp nhất là bị phạt tù từ 3 năm, và khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù chung thân.

“Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Như vậy, cả những người làm ra tiền giả, người vận chuyển tiền giả, người tàng trữ tiền giả, người lưu hành ( tiêu thụ ) tiền giả đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mức hình phạt tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà có thể bị xử lý theo 1 trong 5 khoản trên.

1.2. Sự nhầm lẫn khi mua bán máy in tiền polymer giả trên mạng

Hiện tại trên internet có rất nhiều website quảng cáo mua bán máy in tiền polymer giả mệnh giá 20k, 50k, 100k, 200k, 500k công khai và phổ biến, hầu hết những website quảng cáo sản phẩm giống tiền thật 99%, từ đó nhiều người bị lợi dụng lừa đảo mua phải máy in tiền giả “đểu”.

Sự nhầm lẫn khi mua bán máy in tiền polymer giả trên mạng

( Rao bán máy in tiền Polymer giả trên mạng – Ảnh minh họa )

Phân tích và tìm hiểu về trường hợp này, nhân viên tình báo của trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam đi vào điều tra thực tế thì đa số các website quảng cáo bán máy in tiền giả đều là hàng “đểu”, nghĩa là máy không có chức năng in ra tờ tiền, mà chỉ có chức năng đánh lừa người xem, chủ yếu được sử dụng trong các mục đích như ảo thuật gia, đóng phim, hoặc trong các vỡ kịch…

Tuy nhiên, nhiều người lầm tưởng đây là máy có chức năng in ra tờ tiền polymer giả giống tờ tiền thật, và các đối tượng này cũng lờ đi sự nhầm lẫn của người mua nhằm mục đích bán cho được sản phẩm để thu lợi.

Và những đối tượng lợi dụng vấ đề này để lừa đảo thu lợi bất chính cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của điều 174 bộ luật hình sự 2015.

1.3. Vụ án làm tiền giả: Lên mạng học cách in tiền giả rồi sản xuất

Ngày 6/5/2020, lực lượng An ninh, Công an tỉnh và công an các huyện Giao Thủy, Hải Hậu đã triệt phá một đường dây tội phạm in, tiêu thụ tiền giả với số lượng lớn.

Cụ thể, vào đầu tháng 4/2020, Công an huyện Hải Hậu phát hiện, bắt giữ Đỗ Mạnh Tường, 20 tuổi, trú tại xã Trực Thắng, huyện Trực Ninh (Nam Định) đang tiêu thụ tiền giả. Khám xét tại chỗ, nhà chức trách địa phương thu giữ của Tường 7,8 triệu đồng tiền giả.

Tường cho hay số tiền giả trên được anh ta lên mạng xã hội đặt mua của Trần Hoàng Anh, 18 tuổi, trú xã Nam Thanh, huyện Nam Trực. Bản thân Tường trước đó đã dùng 1,7 triệu đồng tiền giả mua được một chiếc điện thoại hiệu OPPO.

Khi bị công an “lần ra”, Trần Hoàng Anh khai nhận đã đặt mua qua mạng xã hội số tiền 7,8 triệu đồng tiền giả trên của một đối tượng tên Nguyễn Văn Tác, cùng là người Nam Định.

Từ manh mối này, ập vào một ngôi nhà tềnh toàng ở xóm Lâm Hồ, xã Giao Phong, Công an huyện Giao Thủy bắt quả tang Nguyễn Văn Tác cùng đồng bọn đang có hành vi sản xuất tiền giả, thu giữ các loại máy móc, vật tư phục vụ việc in ấn và 41 tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng.

Tác, 24 tuổi, trú tại xóm 16, xã Giao Thịnh, cùng huyện Giao Thủy khai tòng phạm là Cao Văn Phương, 25 tuổi, trú cùng xóm 16, xã Giao Thịnh. Thanh niên 24 tuổi cũng khai nhận trước đó đã lên mạng “tầm sư” học hỏi kỹ thuật in tiền giả; đặt mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ việc in tiền giả cũng qua mạng xã hội.

Có kỹ thuật, có thiết bị, Tác cùng Phương bắt đầu kiếm tiền bằng cách in tiền giả để bán lấy tiền thật. Loại tiền Tác và đồng bọn thường làm giả là loại có các mệnh giá 100.000 đồng, 500.000 đồng.

“Thành quả” đến trước khi bị bắt của Tác và Phương là thông qua mạng xã hội, chúng đã bán được gần 1 tỷ đồng tiền giả cho 113 “đối tác” ở 38 tỉnh, thành phố trên cả nước. Với mức giá 1 triệu tiền thật đổi được 5-6 triệu đồng tiền giả, Tác và Phương đã thu lời bất chính 135 triệu đồng tiền thật…

Vụ án làm tiền giả: Lên mạng học cách in tiền giả rồi sản xuất ngay tại quê

Đại tá Phạm Văn Long, Giám đốc Công an tỉnh Nam Định khen thưởng các tập thể, cá nhân vừa lập thành tích trong phòng chống tội phạm, chiều ngày 6/5 – Ảnh daidoanket

2. Hướng dẫn cách làm tiền giả không vi phạm pháp luật

Bước 1: Mua máy in tiền polymer giả

Các bạn lưu ý, các bạn chỉ mua máy in tiền giả ở những nơi quảng cáo đúng sự thật phục vụ cho mục đích ảo thuật, giải trí, tuyệt đối không mua máy in tiền giả của những nơi quảng cáo có thể in ra tờ tiền thật để tránh vi phạm pháp luật.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên, vật liệu

Các bạn có thể chuẩn bị nguyên vật liệu làm tiền giả bằng giấy bình thường hoặc giấy polymer, tùy thuộc vào từng mệnh giá tờ tiền mà các bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu sao cho phù hợp nhất.

Bước 3: Thiết kế kích thước tờ tiền

Các bạn có thể lên mạng để tìm kiếm kích thức chính xác của từng mệnh giá của tờ tiền.

+ Thông số tờ tiền mệnh giá 500k: Kích thước: 152 × 65 mm; Loại giấy in: Polymer; Màu chủ đạo: Xanh lơ tím sẫm

+ Thông số tờ tiền mệnh giá 200k: Kích thước: 148mm x 65mm; Loại giấy in: Polymer; Màu sắc tổng thể: Đỏ nâu.

+ Thông số tờ tiền mệnh giá 100k: Kích thước: 144mm x 65mm; Loại giấy in: Polymer; Màu sắc tổng thể: Xanh lá cây đậm.

Bước 4: Bắt đầu in tiền polymer giả

Tiếp theo, các bạn hãy lên mạng tải các tờ tiền về máy, chỉnh sửa kích thước theo đúng như kích thước của những tờ tiền thật, sau đó đưa lần lượt các tờ giấy vào 1 đầu của máy in tiền giả, bấm nút in và chờ đợi kết quả.

Hướng dẫn cách làm tiền giả không vi phạm pháp luật

Trên đây là hướng dẫn cách làm tiền giả bằng máy, hoặc các bạn có thể làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất máy in tiền giả để cho ra kết quả hoàn hảo nhất.

Lưu ý, trên đây là hướng dẫn cách làm tiền giả cho các mục đích giải trí, một trò đùa, hoặc phục vụ cho các mục đích ảo thuật, đóng phim, diễn kịch…. Các bạn tuyệt đối không sử dụng những tờ tiền này trong thương mại để tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chúc các bạn thành công và vui vẻ!

5/5 - (9 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789