Home / Pháp luật / Ngoại tình có được chia tài sản khi ly hôn không?

Ngoại tình có được chia tài sản khi ly hôn không?

Ngoại tình có được chia tài sản không? Vợ, chồng ngoại tình chia tài sản khi ly hôn thì ai được chia nhiều hơn? Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như thế nào? Dưới đây, trung tâm tình báo Hoàn Cầu sẽ phân tích để các bạn hiểu một cách chi tiết và chính xác nhất.

Vợ, chồng ngoại tình có được chia tài sản khi ly hôn không?

Vấn đề phân chia tài sản, giành quyền nuôi con khi ly hôn là một vấn đề muôn thuở, hầu hết mọi người khi ly hôn đều mong muốn mình được chia tài sản nhiều hơn, được quyền nuôi con. Bên cạnh đó, cũng có một số người cho rằng người ngoại tình thì sẽ không được chia tài sản, không được quyền nuôi con.

Những suy nghĩ đó là hoàn toàn sai lầm, mặc dù việc ngoại tình là vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng trong luật hôn nhân gia đình, tuy nhiên người ngoại tình vẫn có những quyền đối với tài sản và con cái, chỉ là họ bị yếu thế hơn, bị hạn chế các quyền này mà thôi.

Vợ, chồng ngoại tình có được chia tài sản không?

– Trả lời: Vợ, chồng ngoại tình dẫn đến hậu quả ly hôn thì người ngoại tình vẫn được chia tài sản, việc ngoại tình chỉ làm cho người đó được chia tài sản ít hơn so với người không có lỗi mà thôi, chứ không phải là ngoại tình thì không được chia tài sản như các bạn nghĩ.

1.1. Vợ, chồng ngoại tình dẫn đến ly hôn được chia tài sản như thế nào?

Về nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn thì tài sản riêng của ai thì chia cho người đó, còn tài sản chung của vợ chồng thì sẽ được chia đôi. Tuy nhiên, khi chia tài sản chung thì Tòa án sẽ căn cứ và xem xét vào những khía cạnh khác như ai có lỗi nhiều hơn ( ngoại tình vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng ) sẽ được chia tài sản ít hơn…

Căn cứ pháp lý tại điều 59 bộ luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau:

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này”.

Như vậy, theo quy định luật hôn nhân gia đình 2014 thì vợ, chồng ngoại tình dẫn tới ly hôn vẫn được chia tài sản riêng cho người đó, còn tài sản chung sẽ được chia cho người ngoại tình ít hơn.

Vợ, chồng ngoại tình có được chia tài sản khi ly hôn không?

Trả lời cho câu hỏi vợ chồng ngoại tình có được chia tài sản không? Chúng tôi khẳng định với tất cả các bạn là sẽ phải chia tài sản cho người đó, hoàn toàn không có chuyện người ngoại tình thì ra đi tay trắng, trừ trường hợp vợ chồng bạn tự thỏa thuận được với nhau vấn đề đó, hoặc 1 trong 2 người nguyện, chấp nhận ra đi tay trắng.

1.2. Phân tích nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

– Nguyên tắc 1: Vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn.

Đầu tiên và đơn giản nhất là khi ly hôn vợ chồng tự thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản là dễ dàng và nhanh chóng nhất, pháp luật luôn cho phép các bên tự thỏa thuận với nhau, nếu như không thể tự thỏa thuận được với nhau thì mới áp dụng các điều luật liên quan để xác định phân chia tài sản theo quy định.

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 điều 59 bộ luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Ví dụ: Cả 2 vợ chồng bạn có tất tài sản gồm 1 căn nhà trị giá 5 tỷ, 1 mãnh đất trị giá 4 tỷ, 1 chiếc xe oto trị giá 1 tỷ, tiền trong ngân hàng 2 tỷ… Các bạn có thể tự thỏa thuận như sau: Vợ hưởng căn nhà và chiếc xe oto, chồng hưởng mãnh đất và tiền mặt trong ngân hàng.

Nếu như tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ chia tài sản theo thỏa thuận của các bạn. Nhưng nếu như chồng bạn không chịu, đòi mãnh đất, tiền mặt trong ngân hàng và chiếc xe oto mà bạn không chịu thì lúc này quá trình thỏa thuận không đạt, sẽ được chia theo nguyên tắc dưới đây.

– Nguyên tắc 2: Tài sản riêng của ai thì chia cho người đó.

Nếu người ngoại tình mà có tài sản riêng thì tài sản riêng của họ vẫn sẽ được chia 100% giá trị khối tài sản riêng đó cho họ. Bất kể trường hợp vợ, chồng ngoại tình vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng trong bộ luật hôn nhân gia đình thì tài sản riêng của họ vẫn sẽ được chia 100% cho họ.

nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

(Ngoại tình có được chia tài sản không? Tài sản riêng của ai thì chia cho người đó. Ảnh minh họa )

Căn cứ pháp lý tại khoản 4 điều 59 bộ luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này”.

Như vậy, tài sản riêng của ai thì sẽ chia cho người đó kể cả trường hợp người đó ngoại tình. Nếu tài sản riêng đó đã được nhập vào tài sản chung rồi thì sẽ trở thành tài sản chung, không phải tài sản riêng nữa, do đó sẽ được chia theo nguyên tắc chia tài sản chung.

Thế nào là tài sản riêng của vợ, chồng?

Tài sản riêng của vợ, chồng được quy định cụ thể tại điểu 43 của bộ luật hôn nhân gia đình 2014, cụ thể như sau:

“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”.

Ví dụ: Chồng bạn có tài sản riêng là 1 căn nhà A, 1 mãnh đất B. Nhưng anh ta ngoại tình dẫn tới hậu quả ly hôn, thì khi ly hôn Tòa án sẽ chia căn nhà A và mãnh đất B đó cho anh ta. Bởi vì đây là tài sản riêng của anh ta thì sẽ phải chia cho anh ta.

– Nguyên tắc 3: Tài sản chung của vợ chồng thì được chia đôi.

Về nguyên tắc thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, nhưng Tòa án sẽ xem xét đến những vấn đề / khía cạnh khác của sự việc để phân chia tài sản sao cho phù hợp nhất.

nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

( Ngoại tình có được chia tài sản không? Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố khác – Ảnh minh họa )

Căn cứ pháp lý tại khoản 2 điều 59 bộ luật hôn nhân gia đình 2014 quy định cụ thể như sau:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Như vậy, theo quy định trên thì chúng ta thấy những vấn đề sau:

+ Người nào có lỗi nhiều hơn thì sẽ được chia tài sản ít hơn ( Ngoại tình cũng là người có lỗi, sẽ được chia tài sản ít hơn )

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

+ Người nào có công đóng góp vào khôi tài sản chung nhiều hơn thì sẽ được chia nhiều hơn (Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Tuy nhiên, bên nào có công sức đóng góp nhiều hơn thì sẽ được chia tài sản nhiều hơn)

+ Chia tài sản nhưng cũng phải bảo vệ chính đáng của của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh. Vấn đề này có nghĩa là gì? Nghĩa là khi chia tài sản phải bảo đảm cho mọi người có điều kiện để tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình.

Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một công ty do người chồng đang điều hành bao gồm tất cả máy móc thiết bị có tổng trị giá 10 tỷ, 1 căn nhà trị giá 5 tỷ khi ly hôn mà chia tài tài sản chung thì người chồng sẽ được hưởng công ty, người vợ hưởng căn nhà, và phải thanh toán cho người vợ 2,5 ỷ phần chênh lệch giá trị đó.

Trong trường hợp này nếu người vợ thù ghét chồng, yêu cầu bán các thiết bị máy móc của công ty nhằm mục đích phá công việc làm ăn của chồng thì sẽ không được tòa án chấp nhận, trừ trường hợp người chồng đồng ý.

– Nguyên tắc 4: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yếu thế

Căn cứ pháp lý tại khoản 5 điều 59 bộ luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.

Ví dụ: Khi chia tài sản chung là 1 căn nhà có trị giá 8 tỷ. Căn nhà này là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp vợ chồng có con chưa thành niên / người con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì người nào nuôi con sẽ được Tòa án giao cho căn nhà đó để tiếp tục nuôi con, đồng thời thanh toán cho người kia 1 khoản tiền tương ứng với tỉ lệ chia.

2. Dịch vụ thám tử điều tra bằng chứng ngoại tình để chia tài sản khi ly hôn.

Hiện tại trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam ( Thám tử Hoàn Cầu ) đang cung ứng dịch vụ cho thuê thám tử tư chuyên nghiệp để theo dõi thu thập chứng cứ ngoại tình phục vụ cho mục đích chia tài sản, giành quyền nuôi con khi ly hôn. Các bạn khi muốn điều tra chứng cứ ngoại tình để giành quyền nuôi con, chia tài sản… Các bạn hãy gọi đến công ty thám tử Hoàn Cầu qua đường dây nóng để nhận hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.

Dịch vụ thám tử điều tra bằng chứng ngoại tình để giành quyền nuôi con, chia tài sản là gì? Đây là quá trình các thám tử tư chuyên nghiệp sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để điều tra thu thập những chứng cứ ngoại tình của đối tượng một cách hợp pháp, bảo đảm những chứng cứ này sẽ được sử dụng trước Tòa để giành quyền lợi một cách hợp pháp.

Như thế nào là bằng chứng ngoại tình được sử dụng trước Tòa án? Bằng chứng được sử dụng trước Tòa án là những loại chứng cứ được quy định cụ thể tại bộ luật tố tụng dân sự 2015, những chứng cứ phải đáp ứng được vấn đề đọc được, nghe được, nhìn được, hoặc các loại tài liệu dữ liệu điện tử.

+ Đối với chứng cứ có thể nghe được, nhìn được là những video clip, hình ảnh đối tượng ngoại tình được các thám tử tư của công ty thám tử Hoàn Cầu Việt Nam điều tra và cung cấp một cách chính xác.

Trong quá trình theo dõi đối tượng, các thám tử tư của công ty thám tử Hoàn Cầu chúng tôi sẽ thu thập những chứng cứ ngoại tình bằng hình ảnh, video clip quá trình đối tượng ngoại tình, bên cạnh đó có hỗ trợ bắt quả tang ngoại tình để thu thập chứng cứ sử dụng trước Tòa án một cách tốt nhất.

+ Đối với chứng cứ ngoại tình là dữ liệu điện tử là những tin nhắn, email, ghi âm cuộc gọi… Những chứng cứ này cũng là một bằng chứng ngoại tình hợp pháp, tuy nhiên thu thập nó bằng cách nào cho đúng luật mới là vấn đề quan trọng.

Thông thường, phương pháp thu thập chứng cứ qua dữ liệu điện tử sẽ được thực hiện bằng phương pháp cài phần mềm theo dõi điện thoại và phương pháp yêu cầu công tố viên, điều tra viên, viện kiểm sát…. thực hiện kiểm tra điện thoại của người đó.

Trong đó, phương pháp cài phần mềm vào máy điện thoại của người đó nếu như chưa được sự đồng ý của người đó là hành vi vi phạm pháp luật ( chúng tôi khuyên các bạn không sử dụng các chứng cứ thu thập được từ phần mềm nghe lén điện thoại người khác để tránh bị tủy cứu trách nhiệm hình sự – từ 1 – 3 năm tù giam).

Chỉ có phương pháp yêu cầu công tô viên, điều tra viên kiểm tra điện thoại để thu thập dữ liệu điện tử là hợp pháp. Tuy nhiên, để yêu cầu kiểm tra điện thoại thì cũng cần những điều kiện cụ thể nếu như người ngoại tình gây ra hậu quả nghiêm trọng, và người đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ việc ngoại tình thì mới có quyền kiểm tra điện thoại của người đó.

Nói chung, việc thu thập chứng cứ ngoại tình bằng hình ảnh, video clip là quá đủ để chứng minh ngoại tình và giành quyền nuôi con, phân chia tài sản khi ly hôn. Nếu các bạn muốn thuê thám tử theo dõi để thu thập chứng cứ ngoại tình, các bạn hãy liên hệ với trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam để nhận hỗ trợ.

👉 Tham khảo bảng giá dịch vụ thám tử điều tra ngoại tình chính thức của trung tâm tình báo Hoàn Cầu.

Tin tức liên quan khác:

Vợ, chồng ngoại tình có được giành quyền nuôi con khi ly hôn không?

Ngoại tình có những hậu quả về mặt pháp lý như thế nào khi ly hôn?

Tội ngoại tình bị phạt bao nhiêu năm tù giam? Bị phạt bao nhiêu tiền?

Tin nhắn có được coi là chứng cứ ngoại tình hợp pháp trước Tòa án?

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789