Home / Pháp luật / Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi nào?

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi nào?

Không ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nguyên tắc suy đoán vô tội này được chứng minh tại Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

Không ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án

Tại điều 13 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về nguyên tắc suy đoán vô tội như sau:

Điều 13. Suy đoán vô tội

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

Như vậy, sẽ không có bất kỳ một ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án bằng một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Khi kết luận một người không có tội thì phải trả tự do cho người đó.

Không ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Xin lưu ý rằng, cụm từ tội phạm, hình phạt chỉ có trong tố tụng hình sự. Còn trong dân sự, hành chính chỉ là phạt, hoặc xử phạt, hoàn toàn không có tội phạm hoặc hình phạt.

1. Làm rõ nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự

– Thứ nhất, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo luật định ( Tuân thủ trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định ) và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Điều này có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là trong thời gian điều tra một người ( có các dấu hiệu vi phạm một tội phạm nào đó ) thì ở giai đoạn điều tra, người này chưa bị coi là tội phạm ( họ mới chỉ được gọi là bị can ), và họ cũng sẽ không phải chịu bất kỳ một hình phạt nào với tội danh tương ứng đang bị điều tra.

Cho tới khi cơ quan chức năng đã điều tra, làm rõ, chứng minh được tội phạm của người đó theo đúng quy trình thủ tục của pháp luật, đã được đưa ra xét xử, và đã có bản án / quyết định của Tòa án đã có hiệu lực… Thì lúc này, người đó mới được coi là tội phạm và phải chịu hình phạt với tội tương ứng của mình.

– Thứ 2, khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là trong giai đoạn điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử vụ án theo đúng quy trình thủ tục pháp luật quy định mà không có căn cứ để chứng minh bị can phạm tội, hoặc không đủ chứng cứ phạm tội… Thì bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải kết luận bị can là vô tội.

Cơ quan có thẩm quyền trong tiến hành tố tụng bao gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát và Tòa án. Sau khi tiến hành tố tụng mà không chứng minh được bị can phạm tội thì phải kết luận người này đó không có tội.

Trong trường hợp người đó bị kết án oan và đang chịu hình phạt tù thì được gọi như thế nào? Trong trường hợp này người đó vẫn bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt theo tội danh tương ứng, bởi vì đã có bản án / quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Làm rõ vấn đề quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp

Tại Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

– Thứ nhất, nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự 2015 chịu sự chi phối bởi hiến pháp, bởi vì hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất, các luật, bộ luật phải tuân thủ theo hiến pháp. Do vậy mà nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự cũng có nội dung tương tự như trong hiến pháp.

– Thứ 2, nếu như cơ quan có thẩm quyền trong tố tụng hình sự đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và đã có một bản án, hoặc một quyết định của Tòa án về tội danh, nhưng nếu như bản án, quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật thì người đó ( bị can ) vẫn chưa được gọi là tội phạm.

Kể từ ngày Tòa án ra quyết định, bản án kết tội thì vẫn chưa có hiệu lực pháp luật, do còn thời hiệu để kháng cáo, thời hiệu để kháng cáo có giá trị trong 15 ngày kể từ ngày Tòa án kết tội. Ngay sau khi có kháng cáo thì bản án của Tòa án sẽ bị treo để tiến hành xét xử phúc thẩm.

3. Điều kiện để một người bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt

– Thứ nhất, việc phạm tội của người đó phải được chứng minh theo đúng trình tự của pháp luật

Chứng minh theo đúng quy định của pháp luật là gì? Pháp luật có quy định cụ thể về quy trình điều tra, xét xử và ra bản án, nếu như quá trình điều tra, truy tố, xét xử không tuân thủ các quy trình pháp luật quy định, hoặc có sai phạm trong quá trình điều tra, ra quyết định… Thì đó là sai quy định, do đó bản án / quyết định của Tòa án sẽ bị hủy bỏ, điều tra lại từ đầu.

+ Người điều tra không được dùng nhục hình, tra tấn, bức cung trong quá trình điều tra, lấy lời khai của bị can, bị cáo.

+ Quá trình khám xét, thu giữ tài liệu chứng cứ, bắt giữ người… Phải đúng thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

+ Các chứng cứ, tài liệu phải được điều tra và thu thập một cách khách quan, chính xác, không được ngụy tạo chứng cứ giả nhằm kết tội bị can, bị cáo.

+ Và một số quy định cụ thể khác trong bộ luật tố tụng hình sự mà cơ quan chức năng có thẩm quyền tố tụng phải tuân thủ.

– Thứ hai, phải có quyết định / bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với người đó

Bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nghĩa là gì? Đây là một bản án, hoặc một quyết định của Tòa án sau quá trình xét xử, sau thời hạn quy định mà không có kháng cáo, hoặc các thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm… Thì bản án đó có hiệu lực pháp luật.

+ Thời hạn kháng cáo dành cho bị cáo theo thủ tục phúc thẩm là 15 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án / ra quyết định

+ Thời hạn kháng cáo dành cho viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.

+ Trường hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng có phát hiện trong bản án Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án,  có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật… Thì bản án đó sẽ bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Lúc này theo thủ tục giám đốc thẩm có thể bản án đó sẽ bị hủy bỏ, mất hiệu lực pháp luật.

+ Trường hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng mới phát hiện được tình tiết mới của vụ án, hoặc kết luận của người giám định, lời dịch của phiên dịch không đúng sự, hoặc thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án… Thì có thể bị xem xét lại theo thủ tục tái phẩm, lúc này bản án có thể sẽ bị hủy bỏ.

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định

( Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật – Ảnh minh họa )

Như vậy, thiếu một trong hai điều kiện trên thì người bị buộc tội sẽ không bị coi là tội phạm, và tất nhiên là họ sẽ không phải chịu bất kỳ một hình phạt nào tương ứng. Lúc đó họ vẫn được coi là chưa có tội.

4. Ý nghĩa của nguyên tắc không ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

– Thứ nhất, làm rõ được trách nhiệm, nghĩa vụ của từng bên. Người bị buộc tội không có nghĩa vụ hay trách nhiệm phải chứng minh sự vô tội của mình, người đó cũng không có nghĩa vụ phải tự nhận mình có tội. Việc chứng minh người có tội là việc của cơ quan chức năng trong tố tụng.

– Thứ 2, theo nguyên tắc “phải có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” thì mở ra quyền được kháng cáo, có thể giúp giảm nhẹ hình phạt, hoặc thậm trí là được tuyên vô tội.

Trong thời hạn bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì người này có quyền kháng cáo để giảm nhẹ hoặc được tuyên vô tội nếu họ chứng minh được một trong những vấn đề trong tố tụng có sai phạm.

– Thứ 3, với quy định “chứng minh theo trình tự luật định” này đã mở ra một cơ hội cho mọi người quyền được tự do, dù cho người đó đã bị kết án tù, nhưng họ vẫn có thể minh oan nếu như chứng minh được quá trình khởi tố, điều tra, xét xử của cơ quan tố tụng sai quy định của pháp luật.

– Thứ 4, cũng là quy định “chứng minh theo trình tự luật định” này, trong trường hợp bị can, bị cáo trong quá trình điều tra mà bị mớm cung, ép cung, dùng nhục hình… Thì có thể kháng cáo, hoặc khởi kiện cơ quan ép cung, từ đó có cơ hội để minh oan, chứng minh bản thân mình là vô tội.

Như vậy, trên đây la nội dung của quy định không ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được phân tích dựa trên hiến pháp và luật tố tụng hình sự.

Phân tích nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm

Cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?

Những ai, cơ quan nào có thẩm quyền khám xét chỗ ở của công dân?

Ai có thẩm quyền kiểm tra điện thoại, thư, điện tín của người khác?

Ai có quyền bóc mở thu giữ tiêu hủy thư điện tín của người khác?

Ai có quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng của người khác?

Ai có quyền kiểm tra tài khoản ngân hàng cá nhân, doanh nghiệp?

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789