Home / Pháp luật / Những ai, trường hợp nào thì được phép khám xét chỗ ở của công dân?

Những ai, trường hợp nào thì được phép khám xét chỗ ở của công dân?

Những ai có quyền khám chỗ ở của công dân? Theo quy định của pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp nào? Quy định về khám xét chỗ ở của công dân được quy định như thế nào? Dưới đây, trung tam tình báo Hoàn Cầu Việt Nam sẽ phân tích cụ thể vấn đề này để các bạn hiểu rõ một cách chính xác nhất.

Những ai có quyền khám chỗ ở của công dân

(Công an có quyền khám xét chỗ ở, nơi làm việc của công dân? Ảnh minh họa )

Vấn đề khám xét chổ ở của công dân là một trong những vấn đề nhạy cảm, nếu như người thực hiện công việc kiểm tra nơi cư trú không thực hiện theo đúng quy trình thủ tục thì rất dễ dẫn tới tình trạng lạm dụng, vi phạm pháp luật, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình.

Bên cạnh đó, công dân hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú nếu như không nắm vững quy định về khám xét chổ ở cũng có thể dẫn tới tình trạng quyền lợi của mình vị xâm phạm trái phép. Do vậy, dưới đây trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam sẽ phân tích vấn đề này một cách cụ thể nhất và dễ hiểu nhất.

1. Những ai có quyền khám chỗ ở của công dân đúng luật?

– Trả lời: Những người có quyền khám chỗ ở của công dân bao gồm: Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý.

1.1. Quy định về những người, tổ chức có quyền khám chỗ ở của công dân

Căn cứ pháp luật tại điều 26 thông tư số 35/2014/TT-BCA quy định về việc kiểm tra nơi cư trú của công dân như sau:

Điều 26. Kiểm tra cư trú

1. Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự.

2. Đối tượng kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.

3. Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.

4. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.

5. Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.

Như vậy, những người thuộc quy định tại khoản 4 điều 26 của thông tư số 35/2014/TT-BCA thì có quyền kiểm tra chỗ ở của công dân, bao gồm Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn đó.

Những ai có quyền khám chỗ ở của công dân đúng luật?

Những ai có quyền khám chỗ ở của công dân đúng luật?

Việc khám chỗ ở của công dân được tiến hành khi ở đó có phải có mặt của chủ nhà, hoặc có người trên 18 tuổi ở cùng nhà, có sự chứng kiến của chính quyền địa phương, và không được khám xét vào ban đêm. Trừ trường hợp khám xét đột xuất.

1.2. Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ nào?

Tùy thuộc vào những trường hợp cụ thể mà việc khám xét sẽ được thực hiện cụ thể, thông thường chỉ khi có căn cứ trong nhà có công cụ vi phạm pháp luật thì mới được khám xét, hoặc các trường hợp kiểm tra hành chính khác…

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc khám xét chỗ ở chỉ được thực hiện trong trường hợp sau đây:

“Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

Như vậy, pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ nào?

( Việc khám chỗ ở của công dân được tiến hành khi ở đó có căn cứ có công cụ phạm tội – Ảnh minh họa )

Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo đúng quy trình, thủ tục quy định của pháp luật. Các thủ tục khám xét được quy định theo pháp luật cụ thể.

2. Những trường hợp được khám xét, kiểm tra chổ ở của công dân

2 trường hợp có quyền khám xét chỗ ở của công dân phổ biến nhất, đó là kiểm tra hành chính và khám xét phục vụ cho quá trình tố tụng hình sự.

2.1. Trường hợp kiểm tra hành chính chổ ở công dân

Căn cứ pháp lý tại khoản 3 điều 26 thông tư số 35/2014/TT-BCA quy định cụ thể như sau:

Điều 26. Kiểm tra cư trú

3. Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.

Như vậy, công an phường, xã, các cán bộ được giao quản lý cư trú tại địa bàn có thể kiểm tra hành chính một địa điểm cụ thể nhằm thực hiện công việc kiểm tra hành chính về việc đăng ký lưu trú.

Ví dụ: Định kỳ hàng tháng, công an phường có thể kiểm tra hành chính 1 dãy phòng trọ, khách sạn, nhà dân để xem cơ sở lưu trú đó có tuân thủ đúng quy định mà bộ công an đã đưa ra hay không.

2.2. Trường hợp kiểm tra theo thủ tục tố tụng hình sự

Đây là trường hợp khám xét chỗ ở của công dân, kiểm tra nơi cư trú của công dân, cơ sở lưu trú, doanh nghiệp bất kỳ… Nhằm mục đích để phục vụ cho hoạt động tố tụng hình sự. Trước khi tiến hành khám xét, kiểm tra chỗ ở của công dân thì người thực hiện công việc đó phải có lệnh khám xét của người có thẩm quyền.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân…. Những trường hợp này đều được khám xét chỗ ở của công dân, tuy nhiên cũng cần tuân thủ những quy định cụ thể.

Việc khám chỗ ở của công dân được tiến hành khi ở đó có căn cứ gì?

( Việc khám chỗ ở của công dân được tiến hành trong quá trình tố tụng hình sự – Ảnh minh họa )

Ví dụ: Khi một đối tượng bị truy nã đang lẫn trốn tại một căn nhà của công dân, hoặc đang lẫn trốn tại khách sạn, phòng trọ,… Thì cơ quan chức năng có quyền kiểm tra, khám xét địa điểm đó để phục vụ cho quá trình tố tụng hình sự.

3. Quy định về khám xét chỗ ở của công dân

3.1. Thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân

Căn cứ điều 193 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về người có thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân cụ thể như sau:

“Điều 193. Thẩm quyền ra lệnh khám xét

1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.

2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án”.

Như vậy, những người có thẩm quyên ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân khoản 1 Điều 113 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định bao gồm:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

3.2. Quá trình khám xét nơi ở, nơi làm việc, địa điểm của công dân

Căn cứ pháp lý tại khoản 1 điều 195 bộ luật tố tụng hình sự 2015

“Điều 195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện

1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản”.

Như vậy, quá trình khám xét chỗ ở của công dân sẽ có 2 trường hợp như sau:

+ Trường hợp 1: Phải có người đó, hoặc người đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở đó, có đại diện chính quyền địa phương chứng kiến người hiện mới có quyền khám xét. Trường hợp này không được khám xét vào ban đêm.

+Trường hợp 2: Trong trường hợp mà địa điểm đó không có bất kỳ một ai nhưng do tính chất khẩn cấp thì vẫn có thể được khám xét, tuy nhiên quá trình khám xét phải có đại diện chính quyền địa phương chứng kiến. Trường hợp này được khám xét vào ban đêm.

Quy định về khám xét chỗ ở của công dân được thực hiện khi nào

( Việc khám xét chỗ ở của công dân phải có sự chứng kiến của chính quyền địa phương – Ảnh minh họa )

Ví dụ: Trường hợp khám xét nhà của đối tượng đang bị truy nã, nhưng trong nhà không có người, trong trường hợp khẩ cấp thì người có nhiệm vụ thi hành sẽ có quyền khám xét, nhưng phải mời công an xã / phường chứng kiến quá trình khám xét, và có thể khám xét vào buổi tối.

4. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ pháp luật tại điều 158 bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

“Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;

c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;

d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Từ điều 158 trên, trong quá trình khám xét chỗ ở của công dân, người thực hiện công việc này nếu như không thực hiện đúng quy định, sai phạm quy trình, lợi dụng chức vụ quyền hạn… Thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.

Như vậy, trên đây là giải đáp câu hỏi những ai có quyền khám chỗ ở của công dân theo đúng quy định của pháp luật, cũng như giải đáp những vấn đề liên quan vấn đề khám xét nơi cư trú, địa điểm… Hy vọng các bạn sẽ có hiểu biết chính xác vấn đề này để tránh bị xâm phạm chỗ trái phép một cách tùy tiện. Chúc các bạn thành công!

Tin tức pháp luật khác:

Những ai có quyền kiểm soát thư tín điện thoại điện tín của người khác?

Nguyên tắc xét xử: Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm nghĩa là gì?

Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án

Trình tự, thủ tục làm đơn khởi kiện, tham gia tố tụng của một vụ án dân sự

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789