Home / Pháp luật / Những điệp viên nổi tiếng của Việt Nam, bộ tứ huyền thoại

Những điệp viên nổi tiếng của Việt Nam, bộ tứ huyền thoại

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam, mặt trận chiến trường đấu tranh giành lại độc lập dân tộc không chỉ diễn ra ngoài chiến trường súng đạn, mà còn diễn ra ngay trong lòng địch – nơi những chiến sỹ tình báo xuất sắc nhất của quân đội Việt Nam đang ngày đêm âm thầm lặng lẽ lập những chiến công.

Điệp viên tình báo có lẽ là một trong nhưng căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược và lập kế hoạch trong vấn đề an ninh quốc gia, trong đó các tin tức tình báo do các điệp viên mang lại đảm bảo tính chính xác mới có thể định hướng kế hoạch lâu dài, hãy cùng văn phòng trung tâm tình báo Hoàn cầu việt Nam điểm lại những nhà điệp viên tình báo nổi tiếng Việt Nam thời bấy giờ.

Những nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam (5 điệp viên huyền thoại)

1. Nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ (1928 – 2002)

– Thân thế Vũ Ngọc Nhạ:

Vũ Ngọc Nhạ là một trong 4 bộ tứ huyền thoại trong ngành Tình báo Việt Nam, và là một Thiếu tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Vũ Ngọc Nhạ nổi tiếng với biệt danh “ông cố vấn” vì từng làm cố vấn cho một số chính trị gia cao cấp của Việt Nam Cộng hòa và là nhân vật chủ chốt trong vụ án cụm tình báo A.22 làm rung động chính trường Sài Gòn vào cuối năm 1969.

Vũ Ngọc Nhạ là một trong những nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam

( Vũ Ngọc Nhạ, người mặc quân phục bên phải – Một trong những nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam )

Vũ Ngọc Nhạ có nhiều tên gọi khác nhau, như Pièrre Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Ngọc Nhã, Hoàng Đức Nhã, Vũ Đình Long (còn gọi là Hai Long), hay như bí danh Lê Quang Kép. Ngoài ra ông còn được biết với các biệt danh như Thầy Bốn (do bà con Giáo xứ Bình An đặt cho vì ông là thầy giảng đã tu 4 chức), Ông cố vấn (do ông từng được xem là cố vấn của một số quan chức cao cấp của Việt Nam Cộng hòa).

Ông tên thật của nhà tình báo Việt Nam là Vũ Xuân Nhã, ông sinh 30 tháng 3 năm 1928 tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (quê cha) nhưng từ nhỏ sống tại quê mẹ – Giáo xứ Phát Diệm, Ninh Bình.

– Hoạt động tình báo:

Thời thanh niên, ông có vào học ở trường dòng một thời gian, rồi lên Hà Nội để học thi bằng Tú tài. Đầu năm 1945, sau cuộc đảo chính 9 tháng 3, ông làm quen với một cán bộ Việt Minh là Hoàng Minh Vân và được người này hướng dẫn tham gia cách mạng.

Cuối năm 1946, ông tham gia chiến đấu chống Pháp tái chiếm Đông Dương tại mặt trận Hà Nội. Sau khi Việt Minh rút khỏi Hà Nội, ông trở về Thái Bình, tham gia công tác dân vận của chính quyền Việt Minh tại địa phương, phụ trách khối Công giáo vận, với bí danh là Lê Quang Kép. Năm 1951, để tiện hoạt động trong vùng bị Pháp kiểm soát, ông đã nhờ người em trai làm một chứng minh thư giả mang tên Vũ Ngọc Nhạ.

Năm 1953, qua sự giới thiệu của Bí thư Liên khu ủy Khu 3 là Đỗ Mười, ông được Trần Quốc Hương tuyển chọn vào cơ quan tình báo quân sự để đào tạo cán bộ hoạt động trong giới Công giáo.

2. Điệp viên xuất sắc Phạm Xuân Ẩn (1927 – 2006)

– Thân thế Phạm Xuân Ẩn

Phạm Xuân Ẩn (ngày 12 tháng 9 năm 1927 – ngày 20 tháng 9 năm 2006) tại xã Bình Trước, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tên thật Phạm Văn Thành là thiếu tướng tình báo của Việt Nam, có các biệt danh là X6, Trần Văn Trung hoặc Hai Trung.

Phạm Xuân Ẩn -Một trong những nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam

( Phạm Xuân Ẩn – Một trong những nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam, là người Việt Nam đầu tiên sang học báo chí tại quận Cam, California, Hoa Kỳ. )

Ông làm nhà báo và phóng viên cho hãng tin Reuters, tạp chí Time, tờ báo New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor, v.v. Ngày 15 tháng 1 năm 1976, ông được Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Phạm Xuân Ẩn sinh ra trong gia đình một viên chức cao cấp của chính quyền thuộc địa. Quê gốc của ông tại Hải Dương. Gia đình ông chuyển đến sống tại Huế khi cụ nội của ông là nghệ nhân kim hoàn được gọi vào Kinh đô để chế tác đồ vàng bạc cho triều đình.

Ông nội của Phạm Xuân Ẩn là một trong những điệp viên nổi tiếng của Việt Nam, ông là hiệu trưởng một trường nữ sinh ở Huế, đã được Vua ban Kim khánh. Cha của ông là một kỹ sư công chánh cao cấp tại Sở Công chánh, làm công tác trắc địa trên khắp miền Nam. Ông được sinh tại Nhà thương Biên Hòa, do chính các bác sĩ Pháp đỡ đẻ. Tuy là một viên chức cao cấp, nhưng cha của ông không nhập quốc tịch Pháp.

Thời niên thiếu, ông sống tại Sài Gòn, sau chuyển về Cần Thơ học Trường Trung học phổ thông Cần Thơ.

– Hoạt động tình báo:

Ông là một trong những nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam và là nhân vật được chèo kéo của nhiều cơ quan tình báo, kể cả CIA của Hoa Kỳ.

Những tin tức và phân tích tình báo chiến lược của Phạm Xuân Ẩn được bí mật gửi cho bộ chỉ huy quân sự ở miền Bắc thông qua Trung ương cục Miền Nam. Chúng được cho là sống động và tỉ mỉ đến mức người ta kể rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã reo lên: Chúng ta đang ở trong phòng hành quân của Hoa Kỳ.

Tổng cộng, điệp viên Phạm Xuân Ẩn đã gửi về căn cứ 498 báo cáo bao gồm tài liệu nguyên gốc đã được sao chụp, các thông tin mà ông thu lượm cùng phân tích và nhận định của bản thân.

+ Giai đoạn 1961-1965: Những bản tài liệu nguyên bản về chiến lược chiến tranh đặc biệt như Tài liệu McGarr; tài liệu Staley, tài liệu Taylor, tài liệu Harkins; tài liệu Ấp chiến lược… Ông gửi về nguyên bản kế hoạch Staley-Taylor.

+ Giai đoạn 1965 – 1968: các kế hoạch liên quan đến chiến lược chiến tranh cục bộ, phục vụ chiến thuật cho Mậu Thân 1968;

+ Giai đoạn 1969 – 1973: những tài liệu liên quan đến chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh.

+ Giai đoạn 1973 – 1975: hàng trăm bản tin nguyên bản “phục vụ trên hạ quyết tâm giải phóng miền Nam”…

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông bỏ học và tham gia tổ chức Thanh niên Tiền phong, sau đó học một khóa huấn luyện của Việt Minh về công tác tuyên truyền.

Năm 1947, ông trở về Sài Gòn để chăm sóc cha đang bệnh nặng. Tại đây, ông tổ chức các cuộc biểu tình của sinh viên Sài Gòn, đầu tiên là chống Pháp rồi sau chống Mỹ. Ông làm Thư ký cho Công ty Dầu lửa Caltex cho đến năm 1950.

Năm 1950, ông vào làm ở Sở thuế quan Sài Gòn. Thực chất lúc này ông được Việt Minh giao nhiệm vụ tìm hiểu tình hình vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự và quân đội từ Pháp sang Việt Nam và từ Việt Nam về Pháp. Đây là những bước đầu hoạt động tình báo đầu tiên của ông, một trong khoảng 14 ngàn điệp báo viên Cộng sản được cài cắm và hoạt động tại miền Nam Việt Nam.[2]

Năm 1952, ông ra Chiến khu D và được Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch – Ủy viên Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ – giao nhiệm vụ tình báo chiến lược.

Năm 1953 tại rạch Cái Bát, Cà Mau trong rừng U Minh, dưới sự chủ tọa của Lê Đức Thọ (khi này là Phó Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam), Phạm Xuân Ẩn được chính thức kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1954 Phạm Xuân Ẩn được gọi nhập ngũ và được trưng dụng ngay làm bí thư phòng Chiến tranh tâm lý trong Bộ Tổng hành dinh quân đội Liên hiệp Pháp tại Camp Aux Mares (thành Ô Ma).

Chính tại đây, ông đã quen biết với Đại tá Edward Lansdale, Trưởng phái bộ quân sự đặc biệt của Mỹ (SMM), trên thực tế là người chỉ huy CIA tại Đông Dương cũng là trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US.MAAG) ở Sài Gòn.

Theo hồi ức của một số tướng lĩnh miền Nam Việt Nam, chẳng hạn như trong tư liệu Hồi ký Đỗ Mậu của Đỗ Mậu, nguyên trưởng cơ quan tình báo của miền Nam Việt Nam, thì Edward Lansdale là người trực tiếp vạch kế hoạch cũng như chủ trì việc thực hiện các công tác chủ yếu nhằm tạo uy tín, chỗ đứng cho Ngô Đình Diệm trong thời kì giữa thập niên 50.

Khi nhận thấy mức độ khó khăn cũng như khối lượng công việc phải làm quá lớn, Ngô Đình Diệm có ý định từ bỏ chức Thủ tướng, chính Landsdale là người cố vấn cho Ngô Đình Diệm không quyết định như vậy.

Năm 1955 theo đề nghị của phái bộ cố vấn quân sự Mỹ (lúc này đã chính thức thay Pháp đứng ra huấn luyện và xây dựng Quân lực Việt Nam Cộng hòa), Phạm Xuân Ẩn tham gia soạn thảo các tài liệu về tham mưu, tổ chức, tác chiến, huấn luyện, hậu cần cho quân đội. Đặc biệt ông cũng tham gia thành lập bộ khung của 6 sư đoàn bộ binh đầu tiên của Quân lực Việt Nam Cộng hòa mà nòng cốt là sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính người Việt trong quân đội liên hiệp Pháp trước đây.

Phạm Xuân Ẩn còn được giao nhiệm vụ hợp tác với Mỹ để chọn lựa những sĩ quan trẻ có triển vọng đưa sang Mỹ đào tạo (trong số này có Nguyễn Văn Thiệu, sau này trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa).

Trong công tác tình báo, để có thể đi khắp nơi và tiếp cận với những nhân vật có quyền lực nhất, tháng 10 năm 1957, theo sự chỉ đạo của Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hương ( nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương) Phạm Xuân Ẩn qua Mỹ học ngành báo chí tại Quận Cam, California, trong hai năm (1957-1959) và là người Việt Nam đầu tiên sang học báo chí tại quận Cam.

Tháng 10 năm 1959, Phạm Xuân Ẩn về nước, nhờ những mối quan hệ, ông được Trần Kim Tuyến, giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị Văn hóa Xã hội (thực chất là cơ quan mật vụ trực thuộc Phủ Tổng thống), biệt phái sang làm việc tại Việt tấn xã phụ trách những phóng viên ngoại quốc làm việc tại đây.

Từ năm 1960 đến giữa năm 1964, ông làm cho Hãng thông tấn Reuters.

Từ năm 1966 ông làm việc cho tuần báo Time, đến năm 1969 thì được nhận vào làm chính thức.[4]. Ngoài ra ông còn là cộng tác viên của các tờ báo khác như The Christian Science Monitor…

Từ khi ở Mỹ về nước cho đến năm 1975, với vỏ bọc là phóng viên, nhờ quan hệ rộng với các sĩ quan cao cấp, các nhân viên tình báo, an ninh quân đội và người của CIA, Phạm Xuân Ẩn đã có được mọi nguồn tin tức quan trọng từ quân đội, cảnh sát và cơ quan tình báo.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã xảy ra chuyện ly kỳ theo báo Newsweek kể: “Thế là, vị trùm cảnh sát mật vụ Sài Gòn (bác sĩ Trần Kim Tuyến) đã được một điệp viên của Hà Nội cứu thoát, leo lên mái nhà để lên máy bay đi di tản.”

Phạm Xuân Ẩn cũng là một trong những nhà báo chứng kiến sự kiện xe tăng của Quân đội nhân dân Việt Nam húc đổ cổng dinh Độc Lập. Đến thời điểm đó cũng như một vài tháng sau, các đồng nghiệp phóng viên và những người thuộc chính quyền cũ cũng như chính quyền mới vẫn chưa biết ông là một điệp viên cộng sản.

Từ ngày 23/4 vợ con ông đã được gửi sang Hoa Kỳ. Họ bay trên chuyến bay sơ tán thân nhân những người làm báo Time[6]. Theo kế hoạch của miền Bắc, ông sẽ được gửi sang Mỹ để tiếp tục hoạt động tình báo. Tuy nhiên, ông đã đề nghị cấp trên cho ngừng công tác do đã hoàn thành nhiệm vụ. Kế hoạch thay đổi, vợ con ông đã phải mất một năm để quay lại Việt Nam theo đường vòng: Paris – Moskva – Hà Nội – Sài Gòn.

– Sau chiến tranh Việt Nam

Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Trung tá Trần Văn Trung (tức Phạm Xuân Ẩn) cán bộ tình báo thuộc Bộ Tham mưu Miền được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”. Lúc này nhiều người mới chính thức biết ông là một tình báo viên thời chiến.

Điệp viên tình báo Phạm Xuân Ẩn

Điệp viên tình báo Phạm Xuân Ẩn – Một trong những điệp viên nổi tiếng của Việt Nam thời bấy giờ

Tháng 8, 1978 ông ra Hà Nội dự một khóa học tập chính trị dành cho cán bộ cao cấp trong 10 tháng. Ông nói rằng đó là do ông đã “sống quá lâu trong lòng địch”[5]. Theo Larry Berman, ông bị nghi kị và bị quản chế tại gia, không được xuất ngoại, bị cấm tiếp xúc với bên ngoài, đặc biệt với giới báo chí ngoại quốc do cách suy nghĩ, cư xử “rất Mĩ” của ông cũng như việc ông giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến ra khỏi Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cho đến năm 1986, sự quản chế mới được nới lỏng dần. Trong vòng gần 10 năm, luôn có một nhân viên công an được giao nhiệm vụ canh gác trước cửa nhà ông.

Năm 1990, Đại tá Phạm Xuân Ẩn được thăng cấp Thiếu tướng.

Năm 1997, chính phủ Việt Nam từ chối không cho phép Phạm Xuân Ẩn viếng thăm Hoa Kỳ để dự một hội nghị ở thành phố New York mà ông được mời với tư cách khách đặc biệt.

Năm 2002, ông về hưu. Nhưng cho tới sáu tháng trước khi qua đời, Phạm Xuân Ẩn vẫn đóng vai trò như một cộng tác viên của tình báo Việt Nam. Ông tham gia vào việc bình luận và đánh giá các tài liệu của Tổng cục Tình báo (Tổng cục 2, trực thuộc Bộ Quốc phòng).

Con trai lớn của ông, luật sư Phạm Xuân Hoàng Ân, đã từng được những người bạn Mỹ của ông quyên góp để giúp du học tại Mỹ, hiện nay đang làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam[8]. Phạm Xuân Hoàng Ân cũng là người phiên dịch cho buổi tiếp xúc giữa Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Mỹ George Bush, khi ông này tới Hà Nội vào năm 2006. Con gái ông hiện đang sinh sống ở Mỹ.[cần dẫn nguồn]

Trong những năm cuối đời, ông Ẩn đã cảm thấy thất vọng với những gì chứng kiến tại Việt Nam sau cuộc chiến, ông nói với Thomas A. Bass: “Dân chúng tại đây không được viết tự do. Đó là vì sao tôi không viết hồi ký”.

Tuy nhiên, ông vẫn ca ngợi chủ nghĩa cộng sản. Ông nói: “Đúng, tôi là một người cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản là một học thuyết rất đẹp, học thuyết nhân văn nhất. Lời dạy của Chúa trời, đấng Tạo hóa, cũng hệt như vậy. Chủ nghĩa Cộng sản dạy ta yêu thương nhau, không giết nhau. Cách duy nhất để làm điều này là tất cả mọi người trở thành anh em, điều này thì có thể cần một triệu năm. Nó không tưởng, nhưng nó đẹp.”

Lúc 11h20 ngày 20 tháng 9 năm 2006, Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn đã qua đời tại Quân y viện 175, TP. Hồ Chí Minh sau một thời gian lâm trọng bệnh, hưởng thọ 80 tuổi. Tang lễ được tổ chức vào ngày 23 tháng 9 năm 2006 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam. Có hơn 300 đoàn khách trong nước và quốc tế đã đến viếng ông.

3. Nhà tình báo huyền thoại Đinh Thị Vân (1916 – 1995)

– Thân thế Đinh Thị Vân

Nhà tình báo Việt Nam Đinh Thị Vân tên thật Đinh Thị Mậu, bà là một Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Bà là một trong những nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Đinh Thị Vân - Một trong những nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam

( Đinh Thị Vân – Một trong những nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam )

Đinh Thị Vân sinh năm 1916 tại làng Đông An, tổng Cát Xuyên, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường (nay là làng Đông An, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường), tỉnh Nam Định. Bố của bà mất sau khi bà Mậu sinh ra được 6 tháng. Anh em bà được ông nội Đinh Mẫn Cấp nuôi nấng và dạy dỗ.

Đinh Thị Vân là một trong những điệp viên nổi tiếng của Việt Nam, bà là người đã vẽ bản đồ phòng ngự Nam vĩ tuyến 17, bà là một trong những nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam có công rất lớn trong việc phát triển hệ thống tình báo của Việt Nam thời bấy giờ.

Năm 1933, bà được 2 người anh cùng cha khác mẹ là Đinh Lai Hạp và Đinh Thúc Dự, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, vận động tham gia hoạt động cách mạng. Bà làm giao thông liên lạc, cất giữ tài liệu bí mật của Đảng, tham gia tổ chức nhóm “Ái hữu tương tế”, nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ cách mạng hoạt động tại địa phương…

Thời gian này bà lập gia đình với một người cùng quê, từ đó mọi người thường gọi tên bà theo tên chồng là Vân từ đó bà được gọi bằng tên Đinh Thị Vân.

Năm 1940, người chị dâu cả qua đời, bà nuôi ăn học 2 người cháu ruột là Đinh Xuân Mẫn và Đinh Văn Năng. Cả hai về sau đều tích cực tham gia hoạt động cho Mặt trận Việt Minh.

Tháng 8 năm 1945, với vai trò là cán bộ Việt Minh huyện Xuân Trường, bà tham gia công tác vận động dân chúng tham gia tổng khởi nghĩa ở hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, bà tham gia công tác xây dựng chính quyền mới ở huyện Xuân Trường.

Ngày 30 tháng 6 năm 1946, bà Đinh Thị Vân được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, và được cử giữ các chức vụ Huyện ủy viên huyện Xuân Trường, Ủy viên ban Thường vụ Phụ nữ cứu quốc tỉnh Nam Định, Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định (1951-1953).

Mạng lưới tình báo do bà Đinh Thị Vân xây dựng đã cung cấp cho quân ta nhiều tin tức có giá trị góp phần vào chiến công chung của ngành tình báo, mặc dù bà chưa một ngày học qua nghiệp vụ điệp viên.

Một trong những thành tích đáng kể là điều tra tỉ mỉ hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn ở Nam vĩ tuyến 17 trong giai đoạn 1959 – 1960. Thời điểm này, ta bắt đầu mở đường Trường Sơn vào Nam, rất cần những thông tin về sự bố phòng của quân đội Sài Gòn ở nam vĩ tuyến 17.

Ngoài ra, còn cần tìm hiểu xem đối phương đã biết những gì về việc quân ta xuất hiện ở Hạ Lào. Nhiệm vụ đó được cấp trên giao cho Đinh Thị Vân.

Ngoài vụ trên, Nhà tình báo Việt Nam Đinh Thị Vân cùng với mạng lưới của mình còn lập nhiều chiến công khác. Chẳng hạn thông tin kịp thời về việc Mỹ sẽ đổ quân vào Nam Việt Nam sau khi chiến lược chiến tranh đặc biệt thất bại hay biết trước được kế hoạch của cuộc hành quân Junction City (Gian-Xơn-Xi-Ty) giúp quân ta chủ động đối phó làm thất bại âm mưu của chúng.
Không kể đến bà còn là người đã dẫn dắt nhiều thế hệ tình báo cũng như lực lượng không quân Việt Nam.

Đinh Thị Vân được Nhà nước Việt Nam đã tặng thưởng các danh hiệu:

+ Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân

+ 2 Huân chương Độc lập hạng Nhì

+ Huân chương Kháng chiến hạng Nhất

+ Huân chương Chiến công hạng Nhất

+ Huân chương Quân kỳ Quyết thắng

+ Và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác

Hiện nay, căn gác số 8 phố Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi bà sống những năm cuối đời được sử dụng làm nơi tưởng niệm cuộc đời bà. Một số kỷ vật về bà đang được lưu giữ tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

4. Điệp viên Phạm Ngọc Thảo (1922 – 1965)

– Thân thế Phạm Ngọc Thảo

Phạm Ngọc Thảo (1922–1965) là một trong những điệp viên nổi tiếng của Việt Nam, ông là cán bộ tình báo của Quân đội nhân dân Việt Nam, hoạt động tình báo trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông là người có nhiều ảnh hưởng chính trị và cũng là một thành viên chủ chốt trong 2 cuộc đảo chính ở Việt Nam Cộng hòa vào những năm 1964 – 1965. Ông là Đại tá của 2 quân đội đối nghịch trong Chiến tranh Việt Nam là Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Phạm Ngọc Thảo - Một trong những nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam

( Phạm Ngọc Thảo – Một trong những nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam )

Phạm Ngọc Thảo sinh ngày 14 tháng 2 năm 1922, nguyên quán Thành Phố Cần Thơ – Tỉnh Hậu Giang(cũ) trong một gia đình Công giáo toàn tòng. Cha ông là Adrian Phạm Ngọc Thuần một địa chủ lớn có quốc tịch Pháp.

Ông Adrian Phạm Ngọc Thuần có tới hơn 4000 mẫu đất và gần 1000 căn nhà rải rác ở khắp các tỉnh Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Sa Đéc, Vĩnh Long. Ông Thuần có quốc tịch Pháp nên các con đều được sang Pháp học.

Phạm Ngọc Thảo còn có tên là Albert Phạm Ngọc Thảo. Mọi người thường gọi ông là Chín Thảo vì ông được sinh thứ 9 trong gia đình.

– Quá trình hoạt động tình báo

Sau Hiệp định Genève, các cán bộ của Việt Minh (cả dân sự lẫn quân sự) đều được tập kết ra Bắc. Cũng có nhiều cán bộ Việt Minh đã bí mật ở lại. Riêng trường hợp của Phạm Ngọc Thảo, chính Lê Duẩn đã chỉ thị cho ông không tập kết ra Bắc mà ở lại miền Nam để hình thành “lực lượng thứ ba” trong trường hợp Hiệp định Geneve không được đối phương thi hành. Về việc này, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: “Anh Ba Duẩn rất tin cậy Phạm Ngọc Thảo và đã giao cho đồng chí Thảo một nhiệm vụ đặc biệt”.

Lê Duẩn giới thiệu Phạm Ngọc Thảo với Mai Chí Thọ, lúc ấy là người phụ trách Ban Đặc tình Xứ ủy và Hai người khác trong Ban Đặc tình Xứ ủy là Mười Hương và Cao Đăng Chiếm.

Tuy ở lại hoạt động ở miền Nam nhưng Đảng không cho phép Mai Chí Thọ và Cao Đăng Chiếm vào sống ở Sài Gòn, chỉ có Mười Hương là có thể vào Sài Gòn sống hợp pháp vì ông là cán bộ từ ngoài Bắc vào, không ai biết. Do đó, Mười Hương đã bàn bạc cụ thể với Phạm Ngọc Thảo về phương thức hoạt động và trực tiếp liên lạc với Phạm Ngọc Thảo ngay tại Sài Gòn.

Ông Mười Hương trở thành “người chỉ huy” Phạm Ngọc Thảo trong thời kỳ đầu, tuy nhiên thời gian này rất ngắn, vì sau đó Mười Hương bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam ở Huế.

Phạm Ngọc Thảo trở lại Sài Gòn giữa lúc tình hình rất khó khăn, lực lượng Bình Xuyên gây rối khắp nơi. Vì không chịu ký tên vào giấy “hồi chánh” theo quy định của chế độ Việt Nam Cộng hòa đối với những người đã đi theo Việt Minh không tập kết ra Bắc, ông bị đại tá Mai Hữu Xuân, Giám đốc An ninh Quân đội lùng bắt nhiều lần nhưng đều trốn thoát. Vì vậy, ông không vội tiếp cận với gia đình họ Ngô mà đi dạy học. Vợ ông cũng vậy.

Sau cùng, ông về Vĩnh Long dạy học. Vùng này thuộc giáo phận của Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục, vốn quen biết gia đình ông từ lâu. Gia đình ông theo Thiên chúa giáo lâu đời, rất thân thiết với Giám mục Ngô Đình Thục. Giám mục Ngô Đình Thục rất quý mến Thảo vì đã từng làm lễ rửa tội cho ông và coi ông như con nuôi.

Trong kháng chiến chống Pháp, Phạm Ngọc Thảo từng mời Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục vào chiến khu để tranh thủ đồng bào Công giáo ủng hộ kháng chiến. Vì vậy, Giám mục Thục đã bảo lãnh cho ông vào dạy học ở trường Nguyễn Trường Tộ. Sau này, cũng chính Giám mục Thục đã giới thiệu ông với Ngô Đình Nhu và ông được sắp xếp vào làm việc ở Sở Tài chánh Nam Việt.

Nhờ chính sách “đả thực bài phong”, khuyến khích những người theo kháng chiến cũ về với “chính nghĩa quốc gia” của Ngô Đình Diệm, ông khôn khéo công khai hết nguồn gốc của mình, kể cả chức tiểu đoàn trưởng cũ, chỉ trừ một điều: mình là Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1956, ông được phép đưa vợ con ra Sài Gòn sinh sống, làm việc tại ngân hàng quốc gia; rồi được chuyển ngạch quân sự, mang hàm Đại úy “đồng hóa”.

Tháng 5 năm 1956 được sự giới thiệu của ông Huỳnh Văn Lang, Tổng giám đốc Viện Hối đoái và Bí thư Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt của đảng Cần Lao, Phạm Ngọc Thảo được cử đi học khóa huấn luyện tại trung tâm Nhân vị tại Vĩnh Long. Và sau đó (tháng 10 năm 1956) ông gia nhập đảng Cần Lao.

Sau khi gia nhập đảng Cần Lao, ông phụ trách tổ quân sự, giữ nhiệm vụ nghiên cứu về chiến lược và chiến thuật quân sự và huấn luyện quân sự cho các đảng viên đảng Cần Lao. Tháng 1 năm 1957 Phạm Ngọc Thảo tham gia biên tập bán nguyệt san Bách Khoa – tạp chí của một nhóm trí thức đảng Cần Lao. Tờ Bách Khoa qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn tồn tại cho đến năm 1975.

– Làm tỉnh trưởng, bị ám sát nhầm

Ngày Quốc khánh Việt Nam cộng hòa 26 tháng 10 năm 1961, một cuộc mít-tinh lớn biểu dương lực lượng được tổ chức tại Quảng trường An Hội (khu Vườn Hoa ba con chim câu bây giờ). Đặng Quốc Tuấn (sau này là Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn, Giám đốc Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Bến Tre), lúc đó 17 tuổi, đang học đệ tam (lớp 10) cùng với đồng đội tên Thiều có nhiệm vụ phá hoại buổi mít-tinh này.

Mỗi ông cầm 1 trái lựu đạn MK2, còn lại 3 lựu đạn để ở nhà ông Thiều. Theo bàn bạc, ông Thiều ném lựu đạn trước, ông Tư Tuấn ném tiếp theo, xong chạy về tập kết tại nhà ông Thiều ở thị xã. Tuy nhiên, không có quả lựu đạn nào phát nổ. Hai ông định quay về nhà lấy thêm 3 trái lựu đạn còn lại thì bị bắt.

Một tuần sau khi hai ông bị bắt, ông Thảo có đến gặp ông Tuấn và ông Thiều. Lần đó, một cố vấn Mỹ thẩm vấn, ông Thảo làm phiên dịch. Hỏi: “Tại sao là học sinh mà đi ám sát Tỉnh trưởng ngay tại ngày Quốc khánh? Có phải Cộng sản giao việc không? Ai là người giao việc?”.

Trả lời: “Do chính quyền độc ác, đàn áp ức hiếp giết hại dân. Chúng tôi học tập gương của Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học đứng lên đấu tranh, không liên quan gì tới Cộng sản, không có ai giao việc cả”.

Ông Thảo dịch như thế nào ông Tư Tuấn không biết, ông Thảo chỉ nói với hai ông: “Các em còn nhỏ, phải lo chuyện học hành, chính trị là chuyện của người lớn, sau này lớn lên muốn làm gì thì làm”. Lần thứ hai, ông Thảo đến hỏi thăm trước khi cả hai bị đưa về Chí Hòa.

Hai ông bị kết án mỗi người 20 năm tù, sau đó đưa ra Côn Đảo. Ông Thiều được trao trả năm 1973, thoát ly lên chiến khu, sau giải phóng làm cán bộ Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, qua đời năm 1984 vì bệnh. Còn ông Tư Tuấn đến ngày giải phóng mới về.

Những năm 1988 – 1989, bà Phạm Thị Nhiệm – phu nhân ông Thảo định cư ở Mỹ có về thăm tỉnh Bến Tre và An Giang. Bà đã gặp lại Đặng Quốc Tuấn trong chuyến thăm lại Dinh Tỉnh trưởng. Bà Phạm Thị Nhiệm thăm hỏi ông Tuấn rồi bảo gửi cho bà tấm ảnh khi còn là học sinh Kiến Hòa, để về treo bên cạnh ảnh ông Phạm Ngọc Thảo làm kỷ niệm.

Bà kể: “Hồi đó, ông Thảo vẫn thường nhắc chúng mầy. Lúc bị ném lựu đạn ông Thảo chụp trái lựu đạn đang xì khói, lúng túng không biết xử lý làm sao. Nếu liệng ra bên ngoài thì chết dân, liệng bên phải bên trái thì chết dàn thiếu nhi nhà thờ. Đang không biết làm sao thì thấy khói dần dần mỏng ra, ổng biết lựu đạn lép, nên nắm chặt luôn”.

5. Nhà tình báo Hoàng Minh Đạo (1923 – 1969)

Trung tướng Hoàng Minh Đạo (một trong những điệp viên nổi tiếng của Việt Nam) tên thật Đào Phúc Lộc, (1923 – 1969) là một trong những nhà tình báo nổi tiếng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời chiến tranh Việt Nam. Ông phụ trách phòng Tình báo Quân ủy của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ lúc mới thành lập.

Hoàng Minh Đạo - Một trong những nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam

( Hoàng Minh Đạo – Một trong những nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam )

Tên tuổi và sự nghiệp của ông gắn liền với sự ra đời của ngành Tình báo quân sự Việt Nam. Ông được coi là người đầu tiên xây dựng nền móng cho sự thành lập của ngành tình báo Việt Nam ngay từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Ông cũng là một trong những nhân vật quan trọng sáng lập ra Ban địch tình Xứ ủy Nam Kỳ và ngành Binh vận vào thời điểm 1954 – 1955) của Cách mạng miền Nam.

Hoàng Minh Đạo sinh ra trong một gia đình viên chức có truyền thống yêu nước ở thôn Vườn Trầu, xã Hải Xuân, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh). Tên khai sinh của ông là Đào Phúc Lộc. Ông tham gia cách mạng khi còn ở tuổi thiếu niên và hi sinh khi còn khá trẻ.

Ông tham gia phong trào thanh niên, học sinh yêu nước ở Hải Phòng và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939 và trở thành người giữ liên lạc của đồng chí Tô Hiệu.

Năm 1940, trong một chuyến công tác, Đào Phúc Lộc bị bắt, bị kết án 2 năm tù, bị tra tấn dã man nhưng thực dân Pháp không khai thác được gì ở người thanh niên dũng cảm này. Chúng đưa ông về Móng Cái quản thúc trong thời gian 5 năm.

Năm 1943 – 1945, với nhiệm vụ được Trung ương Đảng giao, Đào Phúc Lộc với bí danh Hoàng Minh Đạo đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo cho cách mạng nhiều hạt giống tốt, nhiều người trưởng thành là cán bộ nòng cốt trong quân đội và đặc biệt trong ngành tình báo từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

Trong thời kỳ chỉ huy và hoạt động tình báo ở miền Bắc, Đào Phúc Lộc đã xây dựng được nhiều cơ sở bí mật, nhiều cộng tác viên của mình trong nội thành Hà Nội, trong số đó có thể kể đến gia đình ba chị em ở nhà số 41 (sau đó là nhà số 36) phố Lò Sũ, Hà Nội. Người chị cả là bà Nguyễn Thị Kíu, em trai là Nguyễn Công Cầu và em gái út là Nguyễn Thị Hiền. Bà Kíu và ông Cầu là hai chủ tiệm bánh kẹo Tùng Hiên nổi tiếng ở Hà Nội và quanh vùng lúc bấy giờ.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Đào Phúc Lộc về Hà Nội nhận nhiệm vụ là Trưởng phòng Tình báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu khi mới 22 tuổi, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Quân ủy hội Võ Nguyên Giáp và Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái.

Từ một liên lạc viên ông trở thành Trưởng phòng tình báo đầu tiên của Quân uỷ hội, ông lần lượt nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Trưởng ban quân báo Nam Bộ, Phó Ban binh vận Trung ương cục Miền Nam, Uỷ viên thường vụ Khu uỷ Sài Gòn – Gia Định, Bí thư Khu 5 – Bí thư phân khu I Sài Gòn – Gia Định, Chính uỷ lực lượng Biệt động Sài Gòn.

Đêm ngày 24 rạng ngày 25 tháng 12 năm 1969, đoàn công tác của ông trên đường về họp tại trung ương Cục đã sa vào ổ phục kích của đối phương, ông cùng đồng đội của mình đã hi sinh trên sông Vàm Cỏ Đông.

Ngày 8 tháng 8 năm 1998, lễ truy điệu liệt sĩ Đào Phúc Lộc được tổ chức long trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện di hài của ông được an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh.

– Gia đình Hoàng Minh Đạo

Ông lập gia đình hai lần, cả hai người vợ đều là đồng chí, đồng đội của ông. Người vợ đầu là bà Minh Phụng, một nữ chiến sĩ tình báo không may mất sớm vì căn bệnh sốt rét ác tính tại chiến khu Việt Bắc, để lại một con gái mới tròn hai tuổi. Người vợ thứ hai sau này là bà Bùi Ngọc Hường, hay còn gọi là chị Sáu Dân, Năm Ngọc, bà sinh cho ông ba người con.

+ Đào Thị Minh Vân – con của ông Đào Phúc Lộc với người vợ quá cố Minh Phụng – hiện là tổng giám đốc một công ty liên doanh Sae Young.

+ Đào Minh Ngọc là tiến sĩ toán cơ, hiện là cộng tác viên của Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

+ Đào Minh Thu hiện là Phó phòng Hợp tác đầu tư của UBND thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đào Minh Hồng: tiến sĩ sử học tốt nghiệp ở Nga, hiện là giảng viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn.

Nhà tình báo nổi tiếng Việt Nam mang tên Hoàng Minh Đạo

– Ông Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đã viết về ông: “Có nhiều thời gian công tác với đồng chí Đạo tại chiến khu miền Nam, Campuchia, khu ủy Sài Gòn – Gia Định, tôi thấy: đồng chí Hoàng Minh Đạo còn có nhiều bí danh khác như Năm Thu, Năm Đời, Năm Sài Gòn – là một đồng chí trung kiên, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng phân công, tận tụy với Đảng cho tới ngày hi sinh”.

– Ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng Chính phủ nói chuyện với Đào Thị Minh Vân, con gái Hoàng Minh Đạo: “Chú vẫn giữ những ấn tượng sâu sắc về ba cháu, một cán bộ gương mẫu và luôn hoàn thành nhiệm vụ được trao, một người đồng chí chân thành, cởi mở, lạc quan, trong gần mười năm cùng công tác ở Khu ủy Sài Gòn – Gia Định. Chú mong cháu luôn cố gắng, xứng đáng với ba cháu”.

– Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Tôi rất cảm động hôm nay gặp mặt cháu Đào Thị Minh Vân, con gái đồng chí Hoàng Minh Đạo, đã được Quân ủy Trung ương cử đi làm Trưởng ban quân báo Nam Bộ từ năm 1948. Anh đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Nhớ tới anh Đạo, tôi mong rằng con và cháu của anh noi gương của ông, của cha, học tập tốt, lao động tốt, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, xứng đáng là con cháu của Bác Hồ, đáp ứng lòng mong mỏi của anh Đạo”.

Trường đào tạo tình báo Việt Nam

Cơ quan tình báo của Việt Nam

5/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789