Home / Pháp luật / Trình tự 8 bước làm đơn khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án hoàn chỉnh

Trình tự 8 bước làm đơn khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án hoàn chỉnh

Văn phòng trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam hướng dẫn trình tự thủ tục làm đơn khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án đúng quy định pháp luật, đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án và đúng thẩm quyền theo lãnh thổ.

Trình tự thủ tục làm đơn khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án

Các bạn khi muốn khởi kiện một ai đó ra Tòa án dân sự thì trước tiên các bạn cần phải tìm hiểu, thu thập các thông tin bằng chứng liên quan đến vụ án, sau đó soạn đơn và gửi đến Tòa án, các bạn có thể gửi đơn đến Tòa án bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phổ biến nhất vẫn là gửi đơn trực tiếp.

Để cho quá trình xét xử được thắng kiện và thành công thì các bạn cần phải nắm vững những quy định khi tham gia tranh tụng ở Tòa án, những quyền nào thì hợp pháp và những điều nào là trái phép, nếu các bạn không nắm rõ những quy định này thì sẽ khiến cho sự việc kéo dài làm mất thời gian, thậm trí là thua kiện.

1. Trình tự thủ tục làm đơn khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án

Thủ tục giải quết 1 vụ án dân sự ở Tòa án gồm có 8 bước như sau: Soạn đơn khởi kiện dân sự –> Nộp đơn đến Tòa án –> Tiến hành thủ tục thụ lý –> Chuẩn bị xét xử –> Xét xử sơ thẩm –> Xét xử phúc thẩm –> Xem xét lại bản án có hiệu lực –> Thi hành bản án dân sự. Dưới đây là trinh thự thủ tục các bước chi tiết.

– Bước 1: Soạn đơn khởi kiện dân sự

Trước tiên, các bạn là người đi kiện ( người đi kiện gọi là nguyên đơn ) cần soạn một đơn khởi kiện một đối tượng nào đó ( người bị khởi kiện gọi là bị đơn ), trong đơn khởi kiện phải có đầy đủ thông tin của nguyên đơn và bị đơn, các thông tin, chứng cứ và tài liệu liên quan đến vụ án.

Bấm vào đây để tải về mẫu đơn khởi kiện dân sự hoàn chỉnh ⇓

Thành phần hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự bao gồm:

1. Thông tin ngày tháng khởi kiện: Ghi rõ ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; ( Các bạn nộp đơn đến Tòa án ngày nào thì ghi ngày đó, ghi theo lịch dương )

2. Thông tin Tòa án dân sự nộp đơn: Ghi rõ tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; ( Các bạn nộp đơn đến Tòa án nào thì ghi tên Tòa án đó )

3. Thông tin của nguyên đơn:

+ Nếu nguyên đơn là cá nhân thì ghi tên, nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn.

+ Nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì ghi tên cơ quan, địa chỉ cơ quan, số điện thoại, fax, email của cơ quan.

Trong trường hợp hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

4. Thông tin của những người có quyền, lợi ích liên quan của vụ án:

+ Nếu người có quyền, lợi ích liên quan là cá nhân thì cung cấp thông tin tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ 

+ Nếu bên có quyền lợi ích liên quan là doanh nghiệp, cơ quan thì cung cấp thông tin về trụ sở, số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

5. Thông tin bị đơn:

+ Nếu bị đơn là cá nhân thì ghi rõ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi cư trú, làm việc của người bị kiện, số điện thoại ( nếu có )

+ Nếu bị đơn là một cơ quan, tổ chức nào đó thì ghi rõ địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

+ Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); ( Người làm chứng thường là cá nhân, các bạn ghi rõ thông tin của người làm chứng trong vụ việc để Tòa án liên hệ được dễ dàng nhất, tốt nhất có kèm theo số điện thoại của người làm chứng )

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. ( Đây là điều quan trọng để giúp cho vụ kiện dân sự của bạn được thắng kiện, nếu đi kiện mà thiếu chứng cứ thì tỉ lệ thắng kiện rất thấp, thậm trí là thua kiện )

Các bạn lưu ý, trong đơn khởi kiện càng đầy đủ thông tin và thành phần hồ sơ càng tốt, các bạn cố gắng thu thập nhiều thông tin nhất có thể.

– Bước 2: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án

Sau khi đã soạn xong đơn khởi kiện vụ án dân sự thì các bạn tiến hành nộp đơn này đến Tòa án có thẩm quyền để nhận thụ lý vụ án. Đây là bước quan trọng và cơ bản nhất trong quy trình thủ tục làm đơn khởi kiện vụ án dân sự. Các bạn có thể nộp đơn bằng nhiều hình thức khác nhau.

– Các hình thức nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án: Nộp trực tiếp tại Tòa án dân sự có thâm quyền, nộp quan đường chuyển phát nhanh, hoặc gửi trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Các bạn cần lưu ý 2 điểm sau:

+ Nếu người khởi kiện ( nguyên đơn ) là người chưa thành niên, người mất khả năng dân sự… Thì phải thông qua người đại diện hợp pháp của mình để nộp đơn và tranh tụng tại Tòa án.

+ Các bạn cần xem xét thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án để nộp sao cho đúng thẩm quyền, nếu các bạn nộp sai Tòa án thì sẽ bị trả hồ sơ, khiến cho mất thời gian và công sức đi lại.

Về thẩm quyền của Tòa án, các bạn nộp ở Tòa án ở nơi bị đơn cư trú ( Nghĩa là bạn kiện ai, mà người đó đang ở đâu thì bạn nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án nơi người đó đang cư trú ).

Ví dụ: Bạn ở quận 5 thành phố Hồ Chí Minh, người bị kiện đang ở quận 9 Thành Phố Hồ Chí Minh, thì bạn phải nộp đơn ở Tòa án dân sự quận 9 – nơi người đó đang cư trú.

Nếu bị đơn là công ty, cơ quan, tổ chức nào đó có trụ sở ở quận Bình Thạnh thì các bạn phải nộp đơn ở Tòa án dân sự Quận Bình Thạnh để đúng thẩm quyền theo lãnh thổ.

Ngoài ra, các bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ thẩm quyền của từng Tòa án các cấp và xem xét vụ án của bạn thuộc thẩm quyền của Tòa án nào và nộp đơn ở đó, nếu các bạn nộp sai Tòa án thẩm quyền thì hồ sơ của bạn có thể sẽ bị trả lại, hoặc được chuyển đến Tòa án dân sự có thẩm quyền đúng với vụ án của bạn.

– Bước 3: Tòa án tiến hành thủ tục thụ lý vụ án dân sự

Bước này là công việc của toàn án, các bạn không cần phải làm gì, chỉ cần ngồi chờ thông báo của Tòa án.

Sau khi nhận đơn khởi kiện vụ án dân sự thì trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án này sẽ phân công một Thẩm phán để xem xét đơn khởi kiện của bạn. Quá trình chọn thẩm phán là ngẫu nhiên, công bằng.

– Thẩm phán này sẽ xem xét hồ sơ và đơn khởi kiện dân sự của bạn, nếu hồ sơ của bạn còn thiếu thông tin thì họ sẽ yêu cầu bạn bổ xung thêm thông tin, nếu hồ sơ của bạn nộp nhưng Tòa án này không có thẩm quyền giải quyết vụ án đó thì họ sẽ trả hồ sơ cho bạn, hoặc gửi đến Tòa án dân sự có thẩm quyền giải quyết vụ án của bạn ( họ sẽ có thông báo bằng văn bản cụ thể ).

– Trong trường hợp hồ sơ đơn khởi kiện vụ án dân sự của bạn đã đầy đủ, đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì thẩm phán sẽ tiến hành thủ tục thụ lý vụ án dân sự của bạn.

– Sau đó, Tòa án sẽ yêu cầu bạn tạm ứng án phí ( Tòa án sẽ yêu cầu người đi kiện tạm ứng án phí, sau khi khởi kiện xong nếu bạn thắng kiện thì Tòa án sẽ trả lại tiền tạm ứng án phí đó cho bạn, yêu cầu bị đơn ( người thua kiện ) phải trả toàn bộ án phí cho toàn án. Nói chung ai nộp đơn khởi kiện thì người đó sẽ phải nộp tạm ứng án phí )

Vậy thì, tạm ứng án phí mức bao nhiêu tiền? Thẩm phán lúc này họ sẽ dự tính số tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện biết để nộp tạm ứng. ( khi nộp tạm ứng án phí thì tất cả đều phải có biên lai )

– Sau khi nhận tiền tạm ứng án phí thì trong thơi gian 3 ngày, thẩm phán sẽ thông báo cho tất cả các bên liên quan biết rằng Tòa án đã thụ lý vụ án, đồng thời họ cũng sẽ thông báo cho cả Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án đó.

– Bước 4: Chuẩn bị xét xử vụ án dân sự

Đây cũng là công việc của Tòa án, các bạn không cần phải làm gì, Tòa án họ sẽ tiến hành công việc nội bộ của họ để chuẩn bị cho quá trinh xét xử sơ thẩm.

– Trước tiên, họ sẽ phân công thẩm phán giải quyết vụ án dân sự của bạn. Họ phân công theo hình thức sau:

+ Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. ( Chánh án phân công cho thẩm phán bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên )

+ Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo quy định của luật.

+ Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ;

+ Trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và Tòa án phải thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

– Tiếp theo, họ sẽ lập hồ sơ vụ án, Tòa án sẽ lập hồ sơ vụ án dân sự như sau:

+ Thẩm phán được phân công sẽ lập hồ sơ vụ án, người này chịu trách nhiệm tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ, làm rõ những tinh tiết khách quan của vụ án mà bạn đã gửi trong đơn khởi kiện.

+ Thẩm phán tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải ( Trừ những trường hợp thuộc điều cấm của luật không được hòa giải )

Hòa giải là nhằm đơn giản quy trình và thủ tục khởi kiện vụ án dân sự, cũng giúp các bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận mà không làm mất nhiều thời gian của nhau. Trong quá trình hòa giải sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:

+ Nếu hòa giải thành công ( Trong 7 ngày mà không có ai phản đối ) thì thẩm phán ra quết định công nhận hòa giải và gửi quyết định cho các đương sự và viện kiểm sát cùng cấp

+ Nếu hòa giải không thành công thì thẩm phán lập biên bản không thành công, đồng thời quyết định đưa vụ án ra xét xử.

– Bước 5: Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Xét xử sơ thẩm là lần xét xử đầu tiên của vụ án. Trong lần này phải có đầy đủ các đương sự ( cả nguyên đơn và bị đơn ) ở Tòa án thì quá trình xét xử sơ thẩm mới được diễn ra.

Xét xử sơ thẩm sẽ có các trường hợp sau đây:

+ Trường hợp xét xử sơ thẩm mà nếu thiếu 1 trong các đương sự, người đại diện hợp pháp… của 1 trong các bên thì vụ án sẽ được hoãn lại và tiến hành triệu tập lần thứ 2.

+ Trường hợp xét xử sơ thẩm mà 1 bên có đơn vắng mặt thì quá trinh này vẫn tiếp tục được diễn ra, tuy nhiên vắng mặt thì không có quyền phản bác từ bên kia, do đó khả năng thua kiện là rất cao, và đa số trong thực tế rât ít trường hợp này xảy ra, vì ai cũng hiểu vắng mặt là tỉ lệ thuận với thua kiện.

+ Trường hợp triệu tập lần thứ 2 để xét xử, nếu bên kia vẫn vắng mặt mà không có đơn vắng mặt, hoặc không vì trường hợp bất khả kháng thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện, bởi vì họ sẽ không có quyền phản bác cũng như không thể bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình.

– Bước 6: Xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Xét xử phúc thẩm là gì? Đây là quá trình Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định trước đó nếu bản án của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực mà bị kháng cáo, kháng nghị.

– Đương sự ( kể cả bị đơn và nguyên đơn ) đều có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Như vậy, nếu thấy bản án mà Tòa án tuyên không phù hợp, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì các bên có quyền kháng cáo bản án để xét xử phúc thẩm lần 2.

Các bạn lưu ý, quá 15 ngày kể từ ngày Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án thì các bạn không có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án này, bởi vì nó đã có hiệu lực pháp luật. Chỉ có các thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm mới có quyền xem xét lại bản án đã có hiệu lực này.

– Trong phiên xét xử phúc thẩm vụ án dân sự sẽ có những trường hợp xảy ra như sau: Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền giữ nguyên bản án, hoặc có quyền sửa một phần / toàn bộ bản án, hoặc có quyền hủy toàn bộ của bản án sơ thẩm.

Sau khi ra quyết định sửa, hủy, hoặc giữ nguyên bản án thì hội đồng phúc thẩm sẽ chuyển hồ sơ phúc thẩm đó cho toàn án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm hoặc  đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án đó.

– Thời hạn để viện kiểm sát cùng cấp kháng cáo bản án của Tòa cấp sơ thẩm là 15 ngày kể tư ngày tuyên án

– Thời hạn để viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng cáo bản án cả Tòa án cấp sơ thẩm là 1 tháng kể từ ngày tuyên án

– Bước 7: Xem xét lại bản án đã có hiệu lực

Như đã nói ở trên, bản án / quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật vẫn có thể kháng nghị, và ở đây kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm.

– Những trường hợp được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

+ Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự ( cả nguyên đơn, bị đơn, những người có quyền / lợi ích liên quan ).

+ Trong bản án đó có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo đảm.

+ Trong bản án có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn tới việc ra bản án, quyết định không đúng, dẫn tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được bảo đảm, gây thiệt hại cho người thứ 3, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.

– Những trường hợp được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:

+ Mới phát hiện được tình tiết mới của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án

+ Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ

+ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, hoặc cố ý kết luận trái pháp luật

+ Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước căn cứ vào đó để giải quyết vụ án dân sự đã bị hủy bỏ

– Bước 8: Tòa án quyết định / thi hành bản án dân sự

Đây là bước cuối cùng của quy trình và thủ tục khởi kiện vụ án dân sự ở Tòa án. Ở bước này thì các bên có quyền thỏa thuận với nhau về việc thi hành án ( Các bên có quyền thỏa thuận, nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội ).

Thi hành án sẽ có những trường hợp sau đây:

+ Khi các bên thỏa thuận cách thức và hình thức thi hành án thành công thì kết quả thỏa thuận này sẽ được công nhận.

+ Nếu một bên không thực hiện đúng thỏa thuận thì một bên có quyền yêu cầu cơn quan thi hành án áp dụng các biện pháp thi hành án theo bản án, quyết định trước đó.

+ Nếu đương sự có điều kiện để thi hành án mà không tự nguyện thì sẽ bị thi hành án theo hình thức cưỡng chế.

+ Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, đương sự có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án.

+ Sau 5 ngày kể từ ngày có yêu cầu, cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án.

Như vậy, trên đây là quy trình thủ tục khởi kiện vụ án dân sự ở Tòa án với 8  bước chi tiết. Chúc các bạn thành công và thắng kiện!

Tìm hiểu thêm:

Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh – thương mại bằng Tòa án

Quy trình tố cáo các tổ chức tín dụng đen, tổ chức / cá nhân cho vay nặng lãi

Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm qua số tài khoản ngân hàng của người khác

Tin nhắn Zalo Facebook có được coi là bằng chứng hợp pháp ở Tòa án không?

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789