Home / Pháp luật / Học viện tình báo công an nhân dân Việt Nam ở đâu?

Học viện tình báo công an nhân dân Việt Nam ở đâu?

Trường đào tạo tình báo Việt Nam ở Đâu? Có bao nhiêu học viện tình báo ở Việt Nam đào tạo điệp viên tình báo? Nhiệm vụ của các điệp viên bao gồm những công việc gì? Học viện tình báo Việt Nam tuyển sinh những ngành nghề gì? Hãy cùng văn phòng trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam chúng tôi tìm hiểu thông tin về trường đào tạo nhân viên quân báo – điệp viên – trinh sát – tình báo tại Việt Nam.

Trường đào tạo điệp viên tình báo Việt Nam, Học viện tình báo Việt

Hiện nay có 2 trường đào tạo điệp viên tình báo Việt Nam, bao gồm: Trường Cao đẳng Trinh sát và học viện Khoa học Quân sự (Trực thuộc bộ quốc phòng) – 2 trường này chuyên đào tạo sĩ quan các ngành: tình báo, ngoại ngữ, đối ngoại quân sự, trinh sát kỹ thuật, điệp viên tinh nhuệ phục vụ cho an ninh quốc phòng.

1. Học viện Khoa học Quân sự ( Học viện tình báo Việt Nam thuộc bộ quốc phòng )

– Học viện Khoa học Quân sự là một học viện quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam chuyên đào tạo sĩ quan các ngành: điệp viên tình báo, ngoại ngữ, đối ngoại quân sự, trinh sát kỹ thuật. Bên cạnh đào tạo sĩ quan ngoại ngữ, học viện còn đào tạo cử nhân ngoại ngữ phục vụ toàn dân trong hệ thống giáo dục của bộ

– Học viện tình báo Việt Nam được thành lập dựa trên cơ sáp nhập 3 trường chính: Đại học Ngoại ngữ Quân sự, Trường Sĩ quan Trinh sát kỹ thuật, và Trường Sĩ quan Quân báo.

– Hiện tại, trường đào tạo tình báo Việt Nam có 1 trụ sở chính ở địa chỉ số 322, đường Lê Trọng Tấn, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội và 2 cơ sở đào tạo, bao gồm:

+ Cơ sở đào tạo 1 (miền Bắc): Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội

+ Cơ sở đào tạo 2 (miền Nam): Trần Văn Dư, quận Tân Bình, T.P Hồ Chí Minh.

– Học viện tình báo tuyển sinh các ngành sau: Đại học quân sự, Trinh sát kỹ thuật, Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ Anh – Nga – Trung Quốc, Đại học dân sự.

– Lãnh đạo, phòng ban của học viện tình báo Việt Nam

– Ban lãnh đạo:

+ Giám đốc: Thiếu tướng, Giáo sư, TS Đặng Trí Dũng

+ Chính ủy: Đại tá, TS Nguyễn Đức Lợi

+ Phó Giám đốc: Đại tá, Phó Giáo sư, TS Hà Văn Chiến

+ Phó Giám đốc: Đại tá, Nguyễn Viết Trung

+ Phó Giám đốc: Đại tá, Phạm Văn Hùng

+ Phó Chính ủy: Đại tá, Phó Giáo sư, TS Hồ Thanh Ngân

+ Đội ngũ cán bộ, giảng viên: Đến năm 2008, 100% cán bộ, giảng viên của học viện có trình độ đại học trở lên, gần 40% có trình độ sau đại học. Nhiều giảng viên của học viện được phong học hàm giáo sư và phó giáo sư.

– Các phòng ban:

+ Phòng Chính trị

+ Phòng Đào tạo

+ Phòng Hậu cần – Kỹ thuật

+ Văn phòng

+ Ban Tài chính

+ Ban Khảo thí

+ Ban Sau Đại học

+ Ban Khoa học Quân sự

– Các Khoa, Viện, Trung tâm

+ Viện Khoa học và Nghệ thuật Tình báo Quân sự

+ Khoa Khoa học Quân sự

+ Khoa Lý luận Mác- Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Khoa Công tác Đảng, Công tác chính trị

+ Khoa Điệp báo Chiến lược Quân sự

+ Khoa Điệp báo Chiến dịch – Chiến thuật

+ Khoa Chỉ huy Tham mưu Tình báo Quân sự

+ Khoa Trinh sát Kỹ thuật Quân sự

+ Khoa Quan hệ quốc tế về Quốc phòng

+ Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Anh

+ Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Nga

+ Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc

+ Khoa Ngôn ngữ các nước Đông Nam Á và Tiếng Việt thực hành

+ Khoa Khoa học Cơ bản và Cơ sở

+ Trung tâm Ngoại ngữ

– Nhân vật nổi tiếng của Học viện tình báo Việt Nam

+ Nguyễn Trí Anh, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam; Phó giáo sư, nguyên Giám đốc Học viện (trước 1998)

+ Nguyễn Chí Vịnh, Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Cựu Học viên Học viện (1994 – 1996)

Nguyễn Chí Vịnh (sinh năm 1957) là sĩ quan cấp cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông nguyên là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam phụ trách ngoại giao, tình báo, công tác gìn giữ hòa bình. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương. Ông từng giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục 2, lãnh đạo công tác tình báo quân đội trong vòng gần 8 năm từ 2002 đến 2009.

+ Nguyễn Phú Lợi, Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng; nguyên Giám đốc Học viên (1998 – 2004)

+ Phạm Thanh Lân, Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Tiến sĩ Nguyên Phó giám đốc về chính trị (1993 – 2000)…; nguyên Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng.

+ Vũ Thiết Cương, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú; nguyên Giám đốc Học viện (4/2004 – 7/2013).

+ Trần Tây, Thiếu tướng; nguyên Chính ủy Học viện (2006 – 7/2014)

– Giám đốc qua các thời kỳ

+ Từ năm 1998 đến năm 2004: Nguyễn Phú Lợi ( ông sinh năm 1951) Ông là trung tướng vào năm 2008, giữ chức vụ Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng từ năm 2004 đến 2011.

+ Từ năm 2004 đến năm 2013: Vũ Thiết Cương (ông sinh năm 1953), giữ quân hàm Thiếu tướng vào năm 2004.

+ Từ năm 2013 đến nay: Đặng Trí Dũng, (sinh năm 1962) là giáo sư, tiến sĩ, quân hàm thiếu tướng vào năm 2013.

– Chính ủy qua các thời kỳ

1993-2006 Phạm Thanh Lân Trung tướng (2008) Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng.(2006-2013)

2006-2014 Trần Tây, Thiếu tướng (2007)

2014-2019 Quản Văn Trung, Thiếu tướng (6.2015)

2019-nay Nguyễn Đức Lợi

2. Trường Cao đẳng Trinh sát ( Trường đào tạo điệp viên Việt Nam )

– Trường Cao đẳng Trinh sát ( Trường đào tạo điệp viên tình báo Việt Nam ) địa chỉ ở Thanh Mỹ, Sơn Tây, Hà Nội trực thuộc tổng cục 2 bộ quốc phòng, có tiền thân là Trường Hạ sĩ quan Trinh sát – chuyên môn kỹ thuật. Trường được giao nhiệm vụ đào tạo nhân viên quân báo – trinh sát cho Tổng cục II và toàn quân, đồng thời sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khác.

Là đơn vị duy nhất được giao nhiệm vụ đào tạo lực lượng nhân viên điệp viên tình báo trinh sát cho toàn quân, Trường Cao đẳng Trinh sát thuộc Tổng cục Tình báo luôn xác định, cần không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Theo đó, nhà trường lấy “Huấn luyện sát thực tế chiến đấu” làm mục tiêu xuyên suốt để đào tạo ra những trinh sát viên giỏi, có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu của từng đơn vị.

“Các nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo của nhà trường được mở rộng cùng với yêu cầu ngày càng khắt khe về tính chuẩn hóa, hiện đại hóa và tính thực tiễn. Đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm; coi trọng, vận dụng các phương pháp dạy và học tích cực, lấy người học làm trung tâm, nội dung học tập, nghiên cứu sát với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của nhân viên quân báo-trinh sát.

Ngoài giảng dạy trên lớp, giáo viên giảng dạy nghiệp vụ điệp viên tình báo còn hướng dẫn học viên tự học, tăng khả năng tư duy độc lập, kết hợp giữa trang bị kiến thức cơ bản với truyền thụ những kinh nghiệm thực tế chiến đấu để học viên nhanh chóng nắm bắt kiến thức, kinh nghiệm, khi ra trường đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tại đơn vị.

Với nhiệm vụ đào tạo nhân viên điệp viên tình báo chuyên môn kỹ thuật bậc cao đẳng, trung cấp, sơ cấp các chuyên ngành trinh sát, Trường Cao đẳng Trinh sát đã tích cực đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng GD-ĐT, nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo, huấn luyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cấp trên giao.

Quá trình phát triển của nhà trường là quá trình không ngừng phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên, học viên trong công tác, huấn luyện, học tập. Đại tá Đặng Thanh Long, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy nhà trường cho biết: “Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã lãnh đạo, triển khai nhiều nội dung, biện pháp nâng cao chất lượng GD-ĐT, quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đủ phẩm chất, năng lực.

Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên kiện toàn tổ chức biên chế đủ số lượng, nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp sư phạm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ điệp viên tình báo trong tình hình mới”. Chỉ huy các khoa, bộ môn trong nhà trường đều được bố trí đúng chuyên ngành, bảo đảm các tiêu chí, tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ.

Số cán bộ tham gia giảng dạy có trình độ sau đại học đạt 20,6%; 100% có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, tin học cơ bản và ngoại ngữ; có 60 lượt giáo viên giỏi cấp trường, 53 lượt giáo viên giỏi cơ sở, 4 nhà giáo dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng; 16 lượt giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi trong các hội thi do Nhà nước và Bộ Quốc phòng tổ chức.

Để nâng cao chất lượng GD-ĐT, nhà trường đang đổi mới mạnh mẽ từ tư duy quản lý đến phương pháp dạy và học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, thực hành, nhất là các môn chuyên ngành, võ thuật, địa hình quân sự, bắn súng…

Cùng với đó, nhà trường tăng cường kết hợp các hình thức huấn luyện đêm, huấn luyện dã ngoại, huấn luyện trong các điều kiện khó khăn, phức tạp; đột phá vào một số khâu, bước trong quy trình đào tạo với phương châm: “Giảm lý thuyết, tăng kỹ năng thực hành sát với thực tế chiến đấu” cho những điệp viên tình báo.

Với những chủ trương, giải pháp đồng bộ, nhiều năm qua, học viên tốt nghiệp đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, sức khỏe tốt, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu, biết khai thác, sử dụng các trang thiết bị hiện đại, phát huy và vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tế huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, nhiều đồng chí đã lập công xuất sắc.

Sau 30 năm thành lập, Trường Cao đẳng Trinh sát vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày truyền thống (12-7-1990 / 12-7-2020), nhà trường đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì.

Trụ sở cơ quan tình báo của Việt Nam

Những điệp viên nổi tiếng của Việt Nam

5/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789