Home / Pháp luật / Vay nặng lãi, vay tín chấp không có khả năng trả nợ phải làm sao?

Vay nặng lãi, vay tín chấp không có khả năng trả nợ phải làm sao?

Mất khả năng trả nợ ngân hàng khi đến hạn trả lãi thì phải làm sao? Nên làm gì khi mất khả năng chi trả tổ chức tín dụng cho vay tài chính? Vỡ nợ xin được trả nợ dần có được không? Kinh doanh thua lỗ không còn khả năng trả nợ thì phải làm sao? Khi tung quẫn thì chọn cách đi tù có được xóa nợ không? Dưới đây, văn phòng trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam sẽ giải đáp các bạn một cách chi tiết nhất.

Mất khả năng trả nợ ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty cho vay tài chính

Trong trường hợp các bạn vay nặng lãi không có khả năng trả mà bên cho vay là cá nhân thì các bạn hoàn toàn yên tâm, các bạn sẽ có cách giải quyết cụ thể, tuy nhiên đối với trường hợp các bạn vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính mà không có khả năng chi trả thì hậu quả rất khó nói trước được.

1. Mất khả năng trả nợ ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty cho vay tài chính

– Khi mất khả năng trả nợ ngân hàng, mất khả năng chi trả tổ chức tín dụng – công ty tài chính thì các bạn có thể sẽ bị kiện ra Tòa án và cưỡng chế thi hành án, nếu như bạn có tiền nhưng không chịu trả nợ thì có thể bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Mất khả năng trả nợ ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty cho vay tài chính

Mất khả năng trả nợ ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty cho vay tài chính thì phải làm sao để không bị đi tù và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Khi bị vỡ nợ dẫn tới mất khả năng chi trả các khoản nợ thì các bạn không được bỏ trốn, không được cắt đứt liên lạc, khi đi làm ăn xa thì phải thông báo hoặc khi chủ nợ gọi bạn phải nghe máy, tuyệt đối không cắt liên lạc và không được bỏ trốn.

Do hợp đồng vay của bên đi vay và bên cho vay (ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty cho vay tài chính tiêu dùng…) là một loại hợp đồng dân sự thông thường, do vậy khi bạn vay thì bạn phải có nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ lãi theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý về hợp đồng vay được quy định cụ thể trong bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Như vậy, hợp đồng vay giữa bạn và ngân hàng, tổ chức tín dụng là một loại hợp đông dân sự, do bạn và bên ngân hàng, tổ chức tín dụng tự thỏa thuận với nhau về số tiền vay, thời hạn vay, lãi xuất và các quy định khác… Trên tinh thần tự nguyện giữa 2 bên. Không ai ép buộc bạn phải vay, và không ai ép phía bên ngân hàng, tổ chức tín dụng phải cho bạn vay. Do vậy, bạn phải có nghĩa vụ trả lãi và nợ gốc theo quy định cụ thể trong hợp đồng vay đó.

Về nghĩa vụ trả nợ khi vay được quy định cụ thể tại điều 466 bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ…….

4. Trường hợp vay không có lãi……

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Như vậy, khi bạn thực hiện hợp đồng vay có lãi xuất với ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty cho vay tài chính tiêu dùng thì khi đến hạn trả lãi bạn có nghĩa vụ phải trả lãi, nếu như bạn chậm trả lãi thì sẽ bị phạt thêm lãi quá hạn, lãi trên nợ gốc…

2. Vay nặng lãi của cá nhân dẫn tới không có khả năng trả nợ thì phải làm sao?

– Trong trường hợp các bạn vay tiền của một cá nhân nào đó mà bị vay với lãi xuất cao trên 20%/năm của khoản tiền vay (nghĩa là thu lãi trên 1,66%/tháng) dẫn tới không có khả năng chi trả thì các bạn có thể nộp đơn tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Việc nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vay của bạn và của cá nhân cho bạn vay bị vô hiệu nhằm giúp bạn thoát khỏi khoản lãi xuất cho vay nặng lãi đó.

– Điểm khác biệt giữa hợp đồng vay ngân hàng – tổ chức tín dụng khác với hợp đồng vay của các cá nhân:

+ Các cá nhân khi cho vay thì chỉ được thu lãi xuất không quá 20%/năm của khoản tiền vay. Nghĩa là chỉ được thu lãi xuất không quá khoảng 1,66% / tháng của khoản tiền vay đó.

Ví dụ: Bạn vay của một người nào đó với tổng số tiền là 50 triệu đồng thì theo quy định của pháp luật, bạn chỉ phải trả lãi xuất cao nhất là 10 triệu / 1 năm, tương đương với khoảng 835 ngàn đồng / 1 tháng, tương đương khoảng 28 ngàn đồng / 1 ngày mà thôi.

+ Còn đối với ngân hàng và tổ chức tín dụng thì lã xuất do các bên thỏa thuận, do vậy khi bạn đã thực hiện hợp đồng vay với ngân hàng – tổ chức tín dụng thì bạn có nghĩa vụ phải trả lãi, nợ gốc theo hợp đồng vay đó.

Căn cứ về mức lãi xuất cá nhân cho vay được quy định cụ thể tại điều 468 bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”.

Như vậy, nếu như người nào đó cho bạn vay nặng lãi mà thu lãi xuất vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay (quá 1,66%/tháng của khoản tiền vay) thì khoản lãi xuất vượt quá này sẽ không có hiệu lực, do vậy các bạn khi thực hiện hợp đồng vay nặng lãi không có khả năng trả nợ thì các bạn có thể nộp đơn ra Tòa án yêu cầu tuyên bố hợp đồng vay nặng lãi đó vô hiệu.

Căn cứ để yêu cầu tuyên bố giao dịch cho vay nặng lãi vô hiệu giữa cá nhân với cá nhân tại điều 123 bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau:

“Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”.

Sau khi Tòa án xem xét thì sẽ tuyên bố hợp đồng vay vô hiệu, lúc này bạn sẽ không phải trả các khoản lãi xuất vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay đó nữa, mà chỉ phải trả đúng 20%/năm (khoảng 1,66%/tháng) của khoản tiền mà bạn vay mà thôi.

Trong trường hợp trước đó bạn đã đóng tiền lãi cho khoản tiền lãi xuất vượt quá 20%/năm (khoảng 1,66%/tháng) rồi thì bạn yêu cầu Tòa án tính toán khấu trừ số tiền bạn đóng trước đó cho các khoản nợ về sau, lúc này bạn sẽ được giảm 1 khoản tiền rất lớn, thậm trí là có thể được khấu trừ toàn bộ số tiền củ hợp đồn vay, và bạn lúc này có thể sẽ hết nợ với chủ nợ là cá nhân đó.

– Các bạn lưu ý, đối với trường hợp vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính cho vay tiêu dùng thì các bạn không có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng vay vô hiệu, bởi vì họ không chịu sự điều chỉnh bởi luật dân sự, mà chịu sự điều chỉnh bởi luật các tổ chức tín dụng – lãi xuất vay do các bên tự thỏa thuận.

3. Khi không còn khả năng trả nợ thì đi tù có được xóa nợ không?

Trong trường hợp bạn bị mất khả năng trả nợ và bạn chấp nhận đi tù thay cho việc trả nợ thì thông thường bạn sẽ được xóa nợ, tuy nhiên còn căn cứ vào từng tính chất của sự việc mà Tòa án sẽ tuyên bố bạn có được xóa nợ hay vừa phải đi tù vừa phải chịu chi trả khoản nợ đó.

Khi không còn khả năng trả nợ thì đi tù có được xóa nợ không?

+ Trường hợp thứ 1, hai bên tự thỏa thuận với nhau về cách thức trả nợ, nếu như bạn bị vỡ nợ dẫn tới mất khả năng chi trả các khoản nợ đó thì bạn có thể xin được trả nợ dần từ từ với chủ nợ, nếu như chủ nợ không đồng ý thì họ sẽ kiện bạn ra Tòa án và Tòa án sẽ xét xử vụ việc của bạn, còn nếu như họ cho bạn trả nợ dần từ từ về sau này thì cũng phải có cam kết bằng văn bản cụ thể.

+ Trường hợp thứ 2, nếu như bạn vẫn còn tài sản nhưng không chịu trả nợ cho chủ nợ thì họ sẽ kiện bạ ra Tòa án, lúc này Tòa án sẽ sử dụng biện pháp thi hành án bằng cưỡng chế. Có thể tịch thu tài sản, trừ trực tiếp vào tiền lương, khấu trừ trực tiếp trong tài khoản ngân hàng, và các biện pháp thi hành án cưỡng chế khác theo quy định.

+ Trường hợp thứ 3, bạn thực sự không còn khả năng trả nợ, bạn cũng không còn tài sản, bạn cũng không có việc làm, nói chung là bể nợ thì lúc này cho dù Tòa án có dùng biện pháp thi hành án bằng cưỡng chế cũng không được, bởi vì bạn đã không còn bất kỳ một thứ gì có giá trị thì cưỡng chế cũng không có tác dụng gì, chỉ còn biện pháp là đi tù trừ nợ.

Vậy thì, bạn sẽ đi tù bao nhiêu năm để gạt hết khoản nợ trước đó? Căn cứ pháp lý tại điều 175 bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp của bạn thuộc khoản 1, hoặc khoản 2, hoặc khoản 3, hoặc khoản 4, hoặc khoản 5 của điều 175 bộ luật hình sự 2015 ở trên mà mức phạt tù sẽ được áp dụng cụ thể.

Tuy nói là đi tù trừ nợ, nhưng bạn vẫn phải đóng các khoản phí khác như: Đóng án phí cho Tòa án, chi phí đi lại cho các lần triệu tập, và bạn cũng có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng (tại khoản 5 điều 175 bộ luật hình sự 2015). Trường hợp phạt tiền từ 10 – 100 triệu là khoản phạt bổ xung, thường chỉ áp dụng cho các trường hợp cụ thể khác….

Tóm lại, trong trường hợp vỡ nợ dẫn tới mất khả năng chi trả các khoản nợ cho ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính, và các cá nhân cho vay… mà bạn đi tù thì bên cho vay sẽ mất khoản tiền đó hay sao? Đúng là như vậy, đây là khoản rủi ro mà bên cho vay phải chịu và chấp nhận. Do vậy mà hầu hết các bên cho vay đều không muốn con nợ của mình phải đi tù để trừ nợ, bởi vì con nợ đi tù thì họ cũng không thể thu lại tiền của họ.

5/5 - (7 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789