Home / Pháp luật / Vay tiền online qua app bị khủng bố đòi tiền thì phải làm sao?

Vay tiền online qua app bị khủng bố đòi tiền thì phải làm sao?

Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì? Người đòi tiền mà có hành vi gọi điện, nhắn tin khủng bố tinh thần của người vay tiền bị xử phạt hành chính như thế nào? Khi nào hành vi khủng bố tinh thần để đòi tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Người đi vay cần làm gì để bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi bị người khác khủng bố để đòi tiền? Dưới đây văn phòng trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam sẽ giải đáp vấn đề này một cách chi tiết để cho người đi vay và cả người đi đòi tiền hiểu rõ nhất.

Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì?

Khi vay tiền qua app mà bị khủng bố tinh thần ảnh hưởng đến công việc, tinh thần thì người bị khủng bố có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chấm dứt hành vi đó, hành vi khủng bố tinh thần, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác có thể bị xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

1.1. Người cho vay tiền qua app mà khủng bố đòi tiền có thể bị xử phạt hành chính trong những trường hợp sau đây

Xử phạt hành chính trong lĩnh vực cho vay tài chính, tín dụng tiêu dùng cá nhân là hình thức phổ biến, hầu hết những người làm công tác đòi nợ đều có những hành vi gây ảnh hưởng đến tinh thần người vay, hoặc thậm trí là có những hành vi xuyên tạc làm mất uy tín, danh dự nhân phẩm của người khác.

Tại Nghị định 15/2020 quy định mức xử phạt cho các hành vi trên mạng xã hội như sau:

“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này”.

Như vậy, nếu như người nào khủng bố để đòi tiền bằng cách lấy ảnh của người vay tiền để ghép ảnh bôi xấu uy tín và danh dự của người vay tiền nhằm mục đích đòi nợ có thể bị xử phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng.

Trong trường hợp công bố thông tin cá nhân và những bí mật khác của người vay tiền lên mạng xã hội (họ tên, năm sinh, số chứng minh thư, số điện thoại, địa chỉ, công việc… của người vay tiền) thì có thể bị xử phạt hành chính từ 20 – 30 triệu đồng.

1.2. Người cho vay tiền qua app mà khủng bố đòi tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp sau đây

Vu khống là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều mà người loan truyền biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Người nào vu khống người khác để đòi tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc các khoản tại điều 156 Bộ luật hình sự 2015 dưới đây:

“Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Trên đây là những hành vi thuộc phạm trù vu khống, nếu như người đi đòi nợ mà vu khống người vay tiền những điều không đúng sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự nhân phẩm của ngươi vay thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào từng mức độ cụ thể.

1.3. Trường hợp khủng bố, đe dọa giết người để đòi tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 7 năm tù giam

Hành vi đe dọa sẽ giết người để nhằm mục đích gây áp lực cho ngươi khác để đòi tiền là hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật, ngươi nào có hành vi đe dọa giết người thuộc một trong những khoản dưới đây sẽ bi truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.

Theo quy định tại điểm a, khoản 2 điều 133 BLHS 2015 (Đối với 02 người trở lên) thì những người đòi nợ là tổ chức tí dụng, các app vay tiền rất dễ mắc phải, bởi vì số lượng cho vay rất nhiều, do vậy người đi đòi tiền cũng sẽ dễ mắc phải tội này, và mức phạt cho hành vi này là bị phạt tù từ 2 – 7 năm.

Nhu vậy, trên đây là giải đáp câu hỏi vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì cho đúng quy định pháp luật, hy vọng sẽ giúp các bạn có biện pháp can thiệp kịp thời để bảo vệ danh dự nhân phẩm của mình, cũng như đối với đơn vị đòi tiền sao cho đúng quy định pháp luật để không bị xử phạt. Chúc các bạn thành công!

Tin tức liên quan khác:

Bỗng nhiên bị người khác lấy ảnh bêu rếu lên Facebook để đòi tiền thì phải làm sao?

Cách đối phó với app vay tiền online, tổ chức tín dụng đen theo đúng quy định pháp luật

Số điện thoại đường dây nóng to cáo tín dụng đen qua app bộ công an TPHCM, Hà Nội

Cho người khác vay tiền nhưng không có giấy tờ thì có đòi lại được không? Đòi bằng cách nào?

Giấy nợ viết tay có được coi là chứng cứ không? Giấy nợ viết tay có giá trị pháp lý bao lâu?

Vay tiền qua app, vay tín chấp của ngân hàng nhưng không có khả năng trả nợ thì phải làm sao?

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789