Home / Pháp luật / Việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc nào? Khi ly hôn Tòa án sẽ phân chia tài sản theo những nguyên tắc nào? Dưới đây văn phòng trung tâm tình báo Hoàn Cầu Việt Nam chúng tôi sẽ phân tích vấn đề này một cách đơn giản để các bạn hiểu rõ một cách cụ thể nhất.

Nguyên tắc chia tài sản chung và riêng của vợ chồng khi ly hôn

Vấn đề chia tài sản khi ly hôn là một trong những vấn đề phổ biến và phức tạp nhất của mỗi vụ việc ly hôn. Nếu như quá trình ly hôn mà cả 2 vợ chồng đều tự thỏa thuận được với nhau về quyền và nghĩa vụ tài sản của các bên thì sự việc rất đơn giản, Tòa án sẽ căn cứ vào thỏa thuận đó để ra quyết định.

Tuy nhiên, nếu vợ chồng không tự thỏa thuận được với nhau về quyền và nghĩa vụ tài sản khi ly hôn, hoặc tự thỏa thuận với nhau nhưng vi phạm quy định của pháp luật thì Tòa án sẽ phải căn cứ vào các dấu hiệu, quy định của pháp luật để phân xử. Dưới đây là nội dung về nguyên tắc chia tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

Việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc nào?

– Trả lời: Việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc vợ chồng tự thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận được thì tài sản riêng của ai thì chia cho người đó, tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi nhưng có xét đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên.

Việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ pháp lý về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại điều 59 bộ luật hôn nhân gia đình 2014 quy định cụ thể như sau:

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Nói chung, liên quan đến vấn đề dân sự thì Tòa án luôn ưu tiên hình thức các bên tự thỏa thuận với nhau, nếu như các bên không tự thỏa thuận được với nhau, hoặc tự thỏa thuận với nhau nhưng vi phạm quy định của pháp luật thì Tòa án mới sử dụng đến các quy định của pháp luật để phân xử.

2. Phân tích các nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

2.1. Nguyên tắc chia tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn

Tài sản riêng của ai thì khi ly hôn, Tòa án sẽ giao quyền sở hữu khối tài sản riêng của người đó cho họ, trừ trường hợp người đó tự nguyện trao quyền cho người còn lại, hoặc khối tài sản riêng đó đã được nhập vào tài sản chung của vợ chồng.

Nguyên tắc chia tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn

( Việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc nào? Tài sản riêng của ai thì được chia cho người đó – Ảnh minh họa )

Căn cứ pháp lý tại khoản 4 điều 59 bộ luật hôn nhân gia đình quy định cụ thể như sau:

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.

Như vậy, khi ly hôn thì tài sản riêng của ai thì sẽ được chia cho người đó, trong trường hợp tài sản riêng của người đó đã được nhập vào tài sản chung của vợ chồng thì khối tài sản đó sẽ được chia theo nguyên tắc tài sản chung, mỗi người một nửa.

Ví dụ: Anh A và chị B kết hôn với nhau năm 2016. Trước khi kết hôn anh A có tài sản là 1 căn nhà, bị B có tài sản là một miếng đất. Sau khi 2 người kết hôn và có chung 1 khối tài sản là công ty trị giá 20 tỷ đồng, 1 chiếc xe oto trị giá 2 tỷ đồng. ( Tổng giá trị tài sản là 22 tỷ đồng )

Đến năm 2021 anh A và chị B ly hôn thì tài sản sẽ được chia như sau:

+ Anh A được 1 căn nhà (là tài sản riêng của mình trước khi kết hôn) và 11 tỷ đồng ( được chia 1 nửa từ tổng giá trị tài sản chung của vợ chồng sau khi kết hôn có được)

+ Chị B được 1 miếng đất ( là tài sản riêng của chị B trước khi kết hôn có được) và 11 tỷ đồng ( được chia 1 nửa từ giá trị tài sản chung của vợ chồng )

Tuy nhiên, số tài sản tổng trị giá 22 tỷ đồng đó không phải là bán cả công ty và bán xe oto đi để chia, mà nếu người chồng có mong muốn lấy công ty và xe oto thì phải đưa tiền mặt cho chị B 11 tỷ đồng và ngược lại.

Trong trường hợp cả anh A và chị B xảy ra mâu thuẫn gay gắt, chị B thù hận anh A, muốn phá anh A bằng cách yêu cầu bán công ty để chia tài sản thì có được không? Câu trả lời là không.

Trong trường hợp chia công ty là tài sản chung của vợ chồng thì Tòa án sẽ phải chia theo nguyên tắc “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập”. Do vậy, nếu anh A hoặc chị B có mong muốn sở hữu công ty thì sẽ phải trả tiền mặt hoặc hiện vật khác cho người còn lại, hoàn toàn không có chuyện phá công việc làm ăn của một bên.

2.2. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Theo nguyên tắc thì tài sản chung của vợ chồng sẽ do cả 2 vợ chồng tự thỏa thuận với nhau, nếu như cả 2 vợ chồng không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ chia theo nguyên tắc chia đôi, mỗi người một nửa. Nhưng có xét đến các yếu tố lỗi của các bên, hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung đó.

Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

( Việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc nào? Tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi, mỗi người một nửa, nhưng có xét đến các yếu tố về lỗi của các bên, công sức đóng góp của các bên, hoàn cảnh của các bên, và tình trạng tài sản – Ảnh minh họa )

Căn cứ pháp lý chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn tại khoản 2 điều 59 bộ luật hôn nhân gia đình 2014 quy định cụ thể như sau:

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Như vậy, đối với tài sản chung của vợ chồng thì người có công đóng góp vào tài sản chung của vợ chồng nhiều hơn thì sẽ được chia phần nhiều hơn. Ngược lại, người nào ít đóng góp, hoặc có lỗi vi phạm về quyền, nghĩa vụ của vợ chồng thì sẽ được chia phần tài sản ít hơn.

Ví dụ: Anh A và chị B cưới nhau năm 2019, đến năm 2021 anh A và chị B ly hôn. Tại thời điểm ly hôn anh A và chị B có chung khối tài sản trị giá 10 tỷ đồng ( Căn nhà 5 tỷ, chiếc xe 2 tỷ và tiền mặt 3 tỷ đồng ), lúc này tài sản sẽ được chia như sau:

+ Anh A nhận chiếc xe trị giá 2 tỷ và tiền mặt 3 tỷ đồng )

+ Chị B nhận căn nhà trị giá 5 tỷ đồng.

Trường hợp này là trường hợp chia tài sản thuận tình, 2 vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về cách thức chia tài sản khi ly hôn. Thế nhưng khi xảy ra mâu thuẫn, 2 bên không tự thỏa thuận được với nhau về cách thức chia tài sản khi ly hôn thì Tòa án sẽ dựa vào căn cứ pháp luật để phân chia.

Cũng theo ví dụ trên, nếu anh A thường xuyên nhậu nhẹt, đánh bài, không lo làm ăn mà chỉ lo chơi bời… Thì khi chia tài sản, Tòa án sẽ chia cho anh B phần tài sản ít hơn và ngược lại.

Trong trường hợp chị B được giao cho quyền nuôi con chưa thành niên thì khi chia tài sản phải bảo đảm làm sao cho chị B có điều kiện để nuôi dưỡng và chăm sóc con chưa thành niên được tốt nhất, ví dụ giao nhà cho chị B để có chổ ở cho con….

Như vậy, trên đây là giải đáp vấn đề việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc nào? Phân tích các nguyên tắc chia tài sản chung và riêng của vợ chồng khi ly hôn. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ và đạt được mục đích của mình hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!

Tin tức liên quan khác:

Bảng giá dịch vụ thuê luật sư làm thủ tục ly hôn trọn gói TPHCM

Vợ, chồng ngoại tình có được giành quyền nuôi con không?

Chi phí thuê luật sư làm thủ tục ly hôn hết bao nhiêu tiền?

Chi phí thuê luật sư giành quyền nuôi con hết bao nhiêu tiền?

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789