Home / Gia đình / Thực chất Nữ quyền thượng đẳng, nữ quyền độc hại trong giới trẻ ngày nay

Thực chất Nữ quyền thượng đẳng, nữ quyền độc hại trong giới trẻ ngày nay

Phong trào nữ quyền là gì? Những sai lầm trong cách hiểu và hành xử của phong trào nữ quyền dẫn đến những hậu quả nào trong cách hành xử? Có phải phong trào nữ quyền là trù dập đàn ông, là phủ nhận vai trò của đàn ông, là muốn lên nắm quyền điều khiển đàn ông?

Hiện nay, nhiều bạn trẻ không hiểu rõ bản chất của phong trào nữ quyền dẫn đến những cách hành xử sai lầm, đặc biệt là trên mạng xã hội cho đến cuộc sống ngoài đời thực, một số bạn nữ luôn đòi hỏi phải được như thế này thế kia, luôn cho rằng là phụ nữ thì phải được ưu tiên hơn, tuy nhiên đó là những lối suy nghĩ sai lầm nghiêm trọng của giới trẻ khi nói đến phong trào này.

1. Phong trào nữ quyền là gì? Bản chất của phong trào nữ quyền

– Khái niệm phong trào nữ quyền là gì?

“Phong trào nữ quyền (Hay còn gọi là phong trào quyền phụ nữ) là phong trào đề cập đến một loạt các chiến dịch chính trị để cải cách các vấn đề như quyền sinh sản, bạo lực gia đình, nghỉ thai sản, trả lương ngang nhau, quyền bầu cử của phụ nữ, quấy rối tình dục và bạo lực tình dục, tất cả đều thuộc về khái niệm nữ quyền và phong trào nữ quyền.”

– Bản chất, nội dung của phong trào nữ quyền

– Bản chất của phong trào nữ quyền tập trung vào sự bình đẳng trong quyền lợi, tập trung vào những quyền mà người phụ nữ đáng được hưởng. Tất nhiên, bình đẳng trong quyền lợi không có nghĩa là cào bằng tất cả đều phải bình đẳng, ngang nhau về mọi mặt.

–  Nói một cách dễ hiểu hơn, phong trào nữ quyền đòi hỏi sự bình đẳng về cơ hội việc làm, học tập, tham gia chính trị, xã hội, đời sống gia đình và cá nhân…

– Ví dụ: Phong trào nữ quyền chỉ đòi quyền được tham gia vào chính trị, chứ không yêu cầu bắt buộc phải bầu cử cho phụ nữ, hay phải ưu tiên cho phụ nữ làm việc trong bộ máy chính trị.

– Một ví dụ khác: Phong trào nữ quyền chỉ yêu cầu được trả lương ngang nhau theo năng lực (trước đó dù năng lực làm việc ngang nhau nhưng phụ nữ vẫn bị trả lương thấp hơn so với đàn ông), chứ không phải là đòi quyền được trả lương ngang nhau bất chấp năng lực khác nhau.

2. Những sai lầm trong cách hiểu và hành xử của phong trào nữ quyền

1. Nữ quyền là cào bằng, là ngang nhau, phụ nữ phải làm cả những công viêc nặng nhọc của đàn ông.

Đây có lẽ là một trong những sai lầm cơ bản và phổ biến của rất nhiều ngươi khi hiểu về phong trào nữ quyền.

Những sai lầm trong cách hiểu và hành xử của phong trào nữ quyền

(Những sai lầm trong cách hiểu và hành xử của phong trào nữ quyền)

Về bản chất sinh học và cấu tạo cơ địa của giới tính nam và nữ là hoàn toàn khác nhau,  đàn ông có thì có sức khỏe và cơ bắp hơn so với phụ nữ, do vậy không thể cào bằng tất cả phụ nữ và đàn ông đều ngang nhau trong mọi khía cạnh được.

Không thể nói công việc nào của đàn ông, và công việc nào của đàn bà được, bởi công việc nào phù hợp với người nào thì họ sẽ chọn công việc đó, hoàn toàn không có khái niệm công việc của đàn ông hay công việc của đàn bà.

Trong phong trào nữ quyền đòi sự bình đẳng trong công việc, họ muốn làm công việc gì thì phụ thuộc vào sở thích, đam mê, khả năng và nhu cầu cần thiết của họ.

Có một số công việc mà chỉ phù hợp với nam giới mà không phù hợp với nữ giới. Ví dụ như việc lái tàu, sửa chữa cầu đường…. Và ngược lại, có một số công việc chỉ phù hợp cho nữ giới như giáo viên mần non trông giữ trẻ em ở trường mẫu giáo,…

à Từ cách hiểu sai lầm này dẫn đến cách hành xử sai lầm: Nhiều người đàn ông thường yêu cầu người phụ nữ muốn được bình đẳng thì phải làm cả những công việc nặng nhọc của đàn ông, phải chịu trách nhiệm như đàn ông, và khi gặp khó khăn thì cũng phải đứng ra gánh vác trách nhiệm như đàn ông. Như vậy là hoàn toàn không đúng với bản chất của phong trào nữ quyền.

2. Phong trào nữ quyền đòi sự “công bằng về thu nhập”

Theo các thống kê thì hầu như thu nhập của nam giới đều cao hơn so với nữ giới, tuy nhiên lý do không phải nam giới được trả lương cao hơn do họ là đàn ông, mà do phụ nữ thường chọn những công việc trả lương thấp hơn, hoặc năng lực làm việc không cao bằng nam giới.

Phong trào nữ quyền mang tính chất “bình đẳng về thu nhập” chứ không phải là “công bằng trong thu nhập”.

Thực chất, công bằng và bình đẳng là hoàn toàn khác nhau. Bình đẳng là mỗi người đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, bất kể địa vị, giới tính, độ tuổi… Còn công bằng thì  tạo điều kiện sao cho bằng nhau, ngang nhau. Tuy nhiên, trong phong trào nữ quyền thì chỉ tập trung vào vấn đề bình đẳng, không có vấn đề đòi quyền bình đẳng theo ý nghĩa này.

Những sai lầm trong cách hiểu và hành xử của phong trào nữ quyền

(Những sai lầm trong cách hiểu và hành xử của phong trào nữ quyền: Sự khác nhau giữa “công bằng” và “bình đẳng”)

Nhìn vào ảnh minh họa ở trên thì chúng ta có thể dễ hình dung hơn sự khác nhau giữa bình đẳng và công bằng. Bình đẳng là ngang nhau về mọi mặt, mọi khía cạnh và điều kiện; Còn công bằng là tạo ra điều kiện cho mọi người có sự bình đẳng.

Ví dụ: Người đàn ông làm ra được 200 sản phẩm / 1 ngày. Người phụ nữ làm ra được 180 sản phẩm / 1 ngày (Cùng một thời gian và công việc, điều kiện làm việc ngang nhau)

+ Lúc này nếu như “công bằng về thu nhập” thì phải trả lương cho cả người nam và người nữ cùng một mức lương ngang nhau (vì họ đã làm việc trong cùng 1 điều kiện như nhau, cùng bỏ ra thời gian như nhau)

+ Còn nếu như “bình đẳng về thu nhập” thì sẽ trả lương theo sản phẩm cho từng người, người nam làm được 200 sản phẩm / ngày thì hưởng lương 200 sản phẩm, còn người nữ làm được 180 sản phẩm / ngày thì trả lương theo 180 sản phẩm (hoặc ngược lại).

à Từ sai lầm trong cách hiểu dẫn tới hành xử không đúng: Nhiều người khi nhận lương không ngang bằng mức lương đàn ông thì yêu cầu công ty phải trả lương bằng với mức lương của đàn ông, trường hợp này chỉ phù hợp với những công việc có tính chất trả lương theo tháng, còn đối với những công việc có tính chất trả lương theo sản phẩm / năng lực / thời vụ… thì yêu cầu như vậy là không đúng.

3. Phong trào nữ quyền là đề cao phụ nữ, chống đối đàn ông, chỉ trích và coi thường đàn ông.

Thực tế khi phong trào nữ quyền bắt đầu hoạt động thì ngay cả những quyền cơ bản nhất của phụ nữ mà họ còn chưa có thì không thể nói rằng họ muốn hơn đàn ông được.

Thực chất Nữ quyền thượng đẳng, nữ quyền độc hại trong giới trẻ ngày nay

(Từ cách hiểu sai về bản chất dẫn tới Nữ quyền độc hại trong giới trẻ ngày nay, hậu quả là luôn tìm cách “dìm hàng” đàn ông)

Trước tiên cần làm rõ vấn đề “đấu tranh giành quyền” không có nghĩa là chia phe phái, lập chiến tuyến để công kích và chỉ trích, đấu đá lẫn nhau, càng không phải chia thành 2 thế giới đàn ông và đàn bà để gây hấn hoặc chống đối lẫn nhau…

Trong phong trào nữ quyền họ, họ yêu cầu được bình đẳng trong các quyền, họ đấu tranh cho những quyền và lợi ích mà đáng lẽ ra phái nữ phải được hưởng mà trước đây chưa có.

Như đã nói ở trên, trong phong trào nữ quyền chỉ tập trung vào bình đẳng trong các quyền vốn có của người phụ nữ xứng đáng được hưởng, bao gồm quyền được tham gia vào chính trị, tham gia vào các hoạt động kinh tế, việc làm, tự chủ và các vấn đề trong hôn nhân gia đình… Hoàn toàn không coi thường hay trù dập bất kỳ một giới tính nào.

Thực chất, phong trào nữ quyền chỉ chống đối lại những định kiến “coi thường phụ nữ”, phong trào này không chống đối bất kỳ một ai, không chống đối bất kỳ một giới tính nào, và phong trào nữ quyền không phải là phong trào chống đối đàn ông.

à Từ sai lầm trong cách hiểu dẫn tới hành xử không đúng: Khi hiểu sai bản chất và lầm tưởng phong trào nữ quyền là chống đối, chỉ trích, coi thường đàn ông thì phụ nữ sẽ có xu hướng bới móc, tìm những sai lầm, hoặc thậm trí là chỉ trích đàn ông nếu như việc họ làm không “vừa mắt họ”. Bên cạnh đó, nếu như đàn ông hiểu sai về bản chất cũng có thể tìm cách để trù dập phái nữ, tìm luận điệu để phản đối phong trào…

Một người hoạt động phong trào nữ quyền chân chính và có hiểu biết chính xác về bản chất của phong trào thì họ sẽ luôn hiểu rằng, đấu tranh nữ quyền không có nghĩa là chống lại một giới tính cụ thể nào đó. Đấu tranh cho nữ quyền là chống lại những khuôn mẫu, những định kiến về phân biệt giới tính còn tồn tại trong xã hội, nhằm giải phóng con người, cho họ những quyền lợi mà họ xứng đáng được hưởng.

4. Nữ quyền là không cần đàn ông, quyền toàn vẹn cơ thể, tự chủ và độc lập trong cuộc sống

Một số người phụ nữ thường hiểu lầm rằng nữ quyền thì không cần đàn ông, họ có thể có con riêng của mình mà không cần kết hôn, họ có thể tự chủ và độc lập về tài chính và có thể tự mình nuôi con, từ đó hậu quả và hệ lụy là ngày càng có nhiều bà mẹ đơn thân và phụ nữ lớn tuổi ly hôn.

Thực chất Nữ quyền thượng đẳng, nữ quyền độc hại trong giới trẻ ngày nay

(Phụ nữ đừng dại dột mà theo phong trào nữ quyền độc hại cho rằng không cần đàn ông, cuộc sống 1 mình nuôi con rất vất vả và khổ cực, thực tế đã chứng minh những người phụ nữ 1 mình nuôi con sẽ rất khốn khổ, cô độc và nghèo khó)

Bên cạnh đó, những người hiểu sai bản chất về “tự chủ bản thân, toàn quyền cơ thể” thì cho rằng mình có quyền phá thai (vì thai nhi cũng là 1 bộ phận trên cơ thể của họ), họ có thể ăn mặc hở hang, lố kệch (vì đây là cơ thể của tôi, tôi muốn mặc sao, hở như thế nào là quyền của tôi)… Thì cũng đang hiểu sai về bản chất.

à Từ sai lầm trong cách hiểu dẫn tới hành xử không đúng: Nhiều người phụ nữ bắt đầu ly hôn và cho rằng việc ly hôn của họ là hoàn toàn không có lỗi, là bình thường, là thể hiện sự tự chủ không cân lệ thuộc hay không cần đàn ông.

Bên cạnh đó, thậm trí một số người phụ nữ họ còn chấm dứt hầu hết những cấp dưỡng từ người đàn ông, hệ lụy là làm gia tăng phụ nữ lớn tuổi sống trong cảnh khó khăn về kinh tế, phải tự mình làm những công việc nặng nhọc trong cuộc sống, phải tự mình gánh vác những công việc đáng lẽ ra được người đàn ông hỗ trợ… Và rồi, cuộc sống của họ trở nên cô độc khi về già.

5. Những người tham gia phong trào nữ quyền chỉ có phụ nữ

Đây cũng là một trong những sai lầm cơ bản nhưng rất nhiều người hiểu lầm, họ cho rằng chỉ có những người phụ nữ mới tham gia phong trào nữ quyền, và họ cho rằng nếu như có một người đàn ông tham gia phong trào nữ quyền thì có thể anh ta là gay, hoặc muốn chống đối lại chính mình.

Tuy nhiên, thực tế thì có rất nhiều người đàn ông tham gia phong trào nữ quyền, không ít các học giả và những người trong tổ chức nhân quyền là nam giới ủng hộ phong trào nữ quyền.

Có thể kể ra một số nhà nữ quyền là đàn ông như:

+ Heinrich Cornelius Agrippa – Hoạt động cho nữ quyền vào thế kỷ 16 (Người Đức, ông là một người Đức bác học, bác sĩ, học giả pháp lý, người lính, thần học gia, và huyền bí nhà văn)

+ François Poullain de la Barre – Người đóng góp cho tư tưởng nữ quyền vào năm 1673 (ông là một tác giả, một linh mục công giáo và một triết gia người Descartes).

à Từ sai lầm trong cách hiểu dẫn tới hành xử không đúng: Những người đàn ông khi thấy người đàn ông khác tham gia (hoặc góp sức) phong trào nữ quyền thì nghĩ rằng anh ta là người phản bội chống đối lại đàn ông, là người ủy mị, hoặc thậm trí cho rằng anh ta thuộc giới tính thứ 2, có khuynh hướng coi thường và chỉ trích người đàn ông đó.

Những người theo đuổi sự bình đẳng chân chính, họ sẽ hiểu rằng mục tiêu cuối cùng là tốt cho cả hai giới, chứ không phải là chống đối lại chính bản thân, càng không phải đang theo phe nữ mà chống đối phái nam.

6. Những người tham gia phong trào nữ quyền là ngạo mạn, hiếu chiến và ngộ nhận và dễ kích động

Một số người khi hiểu sai về bản chất thì cho rằng những người phụ nữ khi tham gia vào phong trào nữ quyền (hoặc có tư tưởng ủng hộ phong trào nữ quyền) thường có tính cách dễ kích động và ngộ nhận. Họ cho rằng, bất kỳ một phản bác nào hoặc một lập luận nào bất lợi cho phụ nữ thì họ sẽ ngay lập tức “nhảy bổ lên mạng xã hội” để cấu xé người đó.

Tuy nhiên, đó chỉ là một số ít người không hiểu đúng bản chất của nữ quyền khi tham gia phong trào, chứ không phải tất cả mọi người ủng hộ nữ quyền đều như hiếu chiến và dễ kích động như vậy.

Những người tham gia phong trào nữ quyền, ủng hộ nữ quyền, và là nhà nữ quyền chân chính, họ sẽ có cái nhìn chính xác về bản chất của nữ quyền là gì, họ sẽ không cao ngạo, không dễ bị kích động và họ có lối hành xử đúng mực.

7. Bây giờ đã có nữ quyền rồi thì không cần đấu tranh nữa.

Thực tế ngày nay đã có rất nhiều tích cực trong bình đẳng giới như đã có ngày 8/3 (Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hợp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế), 20/10 (Ngày phụ nữ Việt Nam)… Đây là những thành tựu và kết quả rất đáng tự hào trãi qua nhiều phong trào đấu tranh, biểu tình, và những hoạt động đòi quyền bình đẳng giới tính.

Tuy nhiên, không phải vì chúng ta thấy vậy, hoặc cảm thấy xung quanh chúng ta đã có nữ quyền, đã có bình đẳng giới rồi mà chủ quan không quan tâm, không tiếp tục đấu tranh cho nữ quyền

Thực trạng ngày nay vẫn còn những khuôn mẫu ngầm phân biệt đối xử giữa nam và nữ, vẫn còn tồn tại những suy nghĩ phụ nữ lệ thuộc đàn ông, vẫn còn những quốc gia phân biệt giới tính nam nữa, và điển hình là những quốc gia:

“+ Mauritania (chỉ số bình đẳng giới tính xếp hạng thứ 139)

+ Mali (chỉ số bình đẳng giới tính xếp hạng thứ 141)

+ Cộng hòa Trung Phi (chỉ số bình đẳng giới tính xếp hạng thứ 142)

+ Liberia (chỉ số bình đẳng giới tính xếp hạng thứ 143)

+ Cộng hòa Congo (chỉ số bình đẳng giới tính xếp hạng thứ 144)

+ Ả Rập Saudi (chỉ số bình đẳng giới tính xếp hạng thứ 145)

+ Niger (chỉ số bình đẳng giới tính xếp hạng thứ 146)

+ Afghanistan (chỉ số bình đẳng giới tính xếp hạng thứ 147)

+ Yemen (chỉ số bình đẳng giới tính xếp hạng thứ 148 )” 1

Và Việt Nam có chỉ số bình đẳng giới tính xếp hạng thứ 60 trên bảng xếp hạng.

Thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại những định kiến, những khuôn mẫu ngầm vẫn đang âm thầm phân biệt nam nữ trong xã hội ngay chính tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, nếu như đã có hoặc cảm thấy có nữ quyền mà không cần đấu tranh nữa là hoàn toàn sai.

Tóm lại, khi chúng ta vừa mới uống nước và đã giải tỏa được cơn khát của mình, nhưng điều đó không có nghĩa là trong tương lai chúng ta sẽ không bị khát. Tương tự như vậy, bây giờ xung quanh chúng ta đã có nữ quyền, hoặc cảm thấy đã có nữ quyền rồi thì không cần phải đấu tranh cho nữ quyền nữa, như vậy là sai lầm.

3. Đừng để nữ quyền trở nên thượng đẳng, trở thành nữ quyền độc hại

Nhiều người không hiểu rõ bản chất của phong trào nữ quyền (thậm trí là cả những người tham gia, hoặc ủng hộ phong trào nữ quyền) từ đó dẫn tới những yêu cầu và đòi quyền một cách “quá đáng”, rằng phụ nữ phải được thế này, thế kia… Từ cách hiểu và diễn giải như vậy sẽ khiến cho mọi người ngày càng ác cảm với phong trào nữ quyền.

Nữ quyền là khi phụ nữ được phép tự do quyết định cuộc sống của mình và được đối xử bình đẳng, bình đẳng trong cuộc sống, công việc, chính trị, xã hội, gia đình, cá nhân… Đó không phải một cái cớ để ghét bỏ đàn ông, bài xích hôn nhân hoặc bắt ép phái đẹp phải sống theo một lề lối nhất định nào hết.

Một người khi tham gia phong trào nữ quyền chân chính thì họ sẽ biết nhận định được bản chất của phong trào, từ đó họ có lập luận và biết cách diễn giải mang tính thuyết phục và phù hợp.

Cá nhân bản thân em cho rằng, phụ nữ là một phần không thể thiếu của thế giới này, họ đáng được tôn trọng và được bình đẳng, xứng đáng được hưởng những quyền lợi một cách bình đẳng như nam giới. Tuy nhiên, tất cả phụ nữ cũng nên hiểu bản chất của vấn để để tránh các trường hợp “nữ quyền thượng đẳng”, hay “nữ quyền độc hại”.

5/5 - (6 bình chọn)

2 tin tức liên quan:

  1. Đồng tình ! Hay lắm !

  2. Thực ra ban đầu là phong trào nữ quyền chân chính, nhưng theo thời gian thì chị em phụ nữ (đặc biệt là các bạn nữ trẻ tuổi thời nay) đang làm cho nữ quyền trở nên biến tướng, lố bịch, và từ đó dẫn đến vấn đề như bài viết về cập là “Phong trào nữ quyền độc hại”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thám tử tư: 0967185789